Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Kiên trì, quyết tâm hơn nữa đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Hà Nội: 9 tháng xảy ra 17 vụ TNGT liên quan học sinh
TP.HCM: 9 tháng, phạt hơn 10 nghìn xe kinh doanh vận tải vi phạm
Xe Thành Bưởi liên tiếp gây TNGT trên quốc lộ 20 qua Đồng Nai
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng chế tài, làm rõ trách nhiệm doanh nghiệp vận tải vi phạm
Cả trăm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn bị gửi thông báo về cơ quan
Tổng kiểm soát, kéo giảm TNGT liên quan xe vận tải
Thông tin về kết quả xử lý xe kinh doanh vận tải hành khách tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ quý IV/2023 ngày 10/10, Đại tá Phạm Quang Huy, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, lực lượng CSGT toàn quốc thực hiện tổng kiểm soát hơn 252 nghìn xe vận tải hành khách, xử lý gần 40 nghìn vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 43 tỷ đồng; tước GPLX, bằng, chứng chỉ chuyên môn các loại gần 3 nghìn trường hợp, tạm giữ 260 phương tiện.
Trong số này, vi phạm nồng độ cồn 75 trường hợp, vi phạm về ma tuý 12 trường hợp, vi phạm về tốc độ 2.568 trường hợp; không có giấy phép lái xe (GPLX), có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển 207 trường hợp; không có Giấy chứng nhận, tem kiểm định, xe quá hạn kiểm định 70 trường hợp; xe hết niên hạn 2 trường hợp; tự ý cải tạo phương tiện 6 trường hợp; chở quá số người quy định 1.173 trường hợp…
Đối với xe ô tô vận tải hàng hoá bằng container, CSGT toàn quốc thực hiện tổng kiểm soát hơn 121 nghìn xe, xử lý gần 14 nghìn vi phạm, phạt tiền hơn 23 tỷ đồng; tước GPLX, bằng, chứng chỉ chuyên môn các loại 1.325 trường hợp; tạm giữ 203 phương tiện.
"Nhờ triển khai quyết liệt tổng kiểm soát, tai nạn liên quan đến xe ô tô vận tải hành khách và xe container giảm cả 3 tiêu chí so với thời gian trước liền kề, TNGT liên quan đến xe ô tô vận tải hành khách đã giảm hơn 31 % số vụ, giảm hơn 42% số người chết và giảm hơn 35% số người bị thương", đại tá Huy nói và cho biết thêm: Tới đây, ngành công an sẽ kết nối chia sẻ các dữ liệu dùng chung với ngành GTVT để phục vụ công tác bảo đảm TTATGT, quản lý lái xe, lái tàu, quản lý phương tiện, xử lý vi phạm TTATGT, hạ tầng giao thông, thiết bị giám sát hành trình; khắc phục những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và phối hợp xử lý vi phạm đối với loại xe này.
Rà soát quy định, sửa ngay bất cập trong quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, trong công tác quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hiện còn một số tồn tại, một số quy định hiện hành đang bị tụt lùi so với quy định trước đây, tạo lỗ hổng trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, giảm tính răn đe.
Đơn cử như, theo Nghị định 86 quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước đây quy định thu hồi phù hiệu xe vi phạm giao thông từ 1-2 tháng, sau đó mới xem xét cấp lại phù hiệu mới. Khi sửa đổi và ban hành Nghị định 10, nội dung này không còn. Doanh nghiệp hôm nay bị thu hồi, ngày mai có thể xin cấp lại, dẫn đến quản lý chưa hiệu quả.
Trước đây, doanh nghiệp có 20% số xe bị thu hồi phù hiệu sẽ bị xử lý cả giấy phép kinh doanh nhưng quy định hiện hành cũng không còn.
Cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất và Bộ GTVT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 10, trong đó, bổ sung các chế tài để tăng tính răn đe.
Về vấn đề này, tại phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thắng yêu cầu nhanh chóng sửa đổi quy định để quản lý hoạt động kinh doanh vận tải một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các đơn vị liên quan cần phải đề xuất chế tài mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, từ chuyện thu hồi giấy phép cho đến cấm kinh doanh.
"Phải rà soát quy định, các bất cập phải đề nghị sửa đổi ngay. Phải có chế tài mạnh mẽ và xử lý vi phạm pháp luật nghiêm với các nhà xe vi phạm nhiều lần. Tiếp tục phối hợp với Bộ Công an và các tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xử lý xe vi phạm, ngăn chặn TNGT", bộ trưởng yêu cầu.
Tại Hội nghị, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương đã tham gia phát biểu, đóng góp nhiều kinh nghiệm, đề xuất các kiến nghị liên quan đến công tác đảm bảo TTATGT. Trong đó, tập trung vào 2 vấn đề chính đang gây bức xúc trong dư luận gồm: hoạt động đảm bảo TTATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hiện tượng thanh thiếu niên chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn giao thông ở một số địa phương.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận