• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Sóc Trăng: Phum sóc đổi thay nhờ ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông

01/10/2024, 15:16

Nhờ các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ đầu tư hạ tầng đúng mức, xã Thạnh Tân (tỉnh Sóc Trăng) sớm về đích nông thôn mới.

Xã Thạnh Tân là xã đặc biệt khó khăn của huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng). Xã có trên 44% dân số là đồng bào dân tộc Khmer, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giao thông nông thôn còn khó khăn…

Sóc Trăng: Phum sóc đổi thay nhờ ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông- Ảnh 1.

Những con đường ô tô được bê tông nhựa hoá, giúp cho việc đi lại, buôn bán của người dân vùng đồng bào dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng phát triển, khởi sắc.

Đường sá khang trang, vùng quê khởi sắc

Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân chung tay thực hiện các tiêu chí.

Đến nay, xã Thạnh Tân đã huy động được tổng nguồn vốn hơn 186,5 tỷ đồng để xây dựng hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đang hướng tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 1,6%; có trên 99% hộ dân có điện sử dụng; trên 89,9% hộ dân có nước sạch sinh hoạt.

Đáng ghi nhận, trên địa bàn xã đã có 100% các tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện, an toàn; trên 98% tuyến đường trục ấp, đường liên ấp được cứng hóa; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 56,6 triệu đồng/người/năm.

Tận mắt chứng kiến sự đổi thay của những con đường quê, ông Lý Sang (ngụ ấp B1, xã Thạnh Tân) phấn khởi, nói: "Trước đây, đường sá chưa được xây dựng khang trang, đi lại khó khăn, không đảm bảo an toàn giao thông.

Hiện nay, đường giao thông nông thôn liên xã, liên ấp không còn cảnh lầy lội nữa, mà thay vào đó là những tuyến đường bê tông nối liền với các ấp và các địa phương lân cận, nên việc buôn bán hàng hóa, đi lại rất thuận tiện".

Cũng theo ông Sang, các tuyến kênh thủy lợi được đầu tư nạo vét, nước ngọt quanh năm bà con Khmer trồng lúa chất lượng cao, trồng màu, chăn nuôi đến thu hoạch thì thương lái đến tận nơi mua nên việc làm giàu nhanh chống.

"Con em đồng bào dân tộc Khmer được học hành có nghề nghiệp, có việc làm trong công ty, tham gia xuất khẩu lao động ổn định nên ai cũng có cuộc sống khá giá, phum sóc giàu đẹp, bình yên", ông Sang nói.

Còn ông Thạch Phên (ngụ ấp Tân Lợi, xã Thạnh Tân) chia sẻ: "Tôi thấy cái thay đổi lớn nhất ở vùng quê là bà con Khmer tích cực chăm lo phát triển kinh tế, lo con ăn học thành đạt.

Nông dân được hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; buôn bán, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình. 

Vì vậy, hiện nay, vùng quê Thạnh Tân phát triển rõ rệt, những căn nhà lá đã không còn thay vào đó là nhà tường khang trang".

Sóc Trăng: Phum sóc đổi thay nhờ ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông- Ảnh 2.

Những con đường liên ấp đã được đầu tư bê tông hoá, giúp đảm bảo an toàn giao thông, nhất là vào mùa mưa bão.

Tập trung nâng chất lượng hạ tầng nông thôn

Theo ông Đoàn Thanh Những, Chủ tịch UBND xã Thạnh Tân, xuất phát điểm là xã đặc biệt khó khăn, nhưng với sự đoàn kết, chung sức chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đến nay xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhân nhận đạt xã nông thôn mới.

Cùng với đó, xã triển khai lồng ghép nhiều nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng đường giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học, trạm cấp nước… đáp ứng nhu cầu sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn.

"Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tập trung nâng chất hạ tầng nông thôn; tiếp tục hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất cho người nghèo.

Đồng thời, đào tạo, giới thiệu việc làm nông thôn để giảm hộ nghèo bền vững, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm…", ông Những thông tin thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.