• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Ngư dân loay hoay tìm bến neo đậu ở Hạ Long

12/11/2024, 05:30

Dù vùng biển rộng với hàng ngàn tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần thường xuyên hoạt động, nhưng TP Hạ Long (Quảng Ninh) chưa có cảng cá chuyên dụng, khiến ngư dân phải loay hoay tìm bến neo đậu, tránh trú.

Luồng vào cảng cạn trơ đáy, tàu thuyền loay hoay lúc đi, về

Anh Nguyễn Văn Thanh, ngư dân tỉnh Hà Tĩnh phát lo mỗi lần tàu phải cập cảng Cái Xà Cong (ở phường Hà Phong, TP Hạ Long, Quảng Ninh).

Chỉ vào luồng cạn trơ đáy khiến nhiều con tàu nằm chen chúc trong những lạch nước nông có thể lội qua, ở sâu phía trong có những con tàu nằm trơ trên đụn cát bãi bồi, anh Thanh cho biết, tàu của anh thuộc loại nhỏ, nên thường xuyên vào đây để sửa chữa, mua vật tư trước khi tiếp tục ra biển.

Ngư dân loay hoay tìm bến neo đậu ở Hạ Long- Ảnh 1.

Luồng vào cảng Cái Xà Cong cạn trơ đáy, khiến tàu, thuyền phải đợi thủy triều mới có thể di chuyển được.

"Biết là nay nước cạn, tàu sẽ khó ra, nhưng chúng tôi không tìm được bến nào phù hợp hơn để vào sửa chữa, mua vật tư. Vào đây neo đậu thì phải chờ thủy triều lên thì mới ra khỏi bến. Không ít tàu bị vỡ lái, bục mạn khi đâm, va vào bãi ngầm gần cửa biển ở đây", anh Thanh nói.

Vào khu vực bến chính của Cái Xà Cong, dù trên mặt cảng được đầu tư mặt bằng rất rộng, thế nhưng, hầu như không có hoạt động dịch vụ gì.

Quan sát của PV, hiện hệ thống giao thông kết nối với cảng Cái Xà Cong từ tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả vào còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đoạn qua địa phận khu 6B, phường Hà Phong vừa nhỏ hẹp lại cong cua, khiến các phương tiện ra, vào cảng này gặp khó khăn.

Ngư dân loay hoay tìm bến neo đậu ở Hạ Long- Ảnh 2.

Trong cơn bão số 3 vừa qua, do kín gió, nên hàng trăm tàu, thuyền đều an toàn khi neo đậu trong cảng Cái Xà Cong.

Ông Lê Hồng Hải, Bí thư Đảng ủy phường Hà Phong, TP Hạ Long chia sẻ: Do ba mặt đều có những dãy núi che chắn, nên cảng Cái Xà Cong là địa điểm tránh, trú bão rất an toàn cho tàu thuyền. Như trận bão số 3 vừa qua, trong khi nhiều phương tiện ở những khu neo đậu khác bị chìm, đắm thì tại đây đều an toàn.

Theo ông Hải, cảng Cái Xà Cong nằm trong Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, hiện việc điều chỉnh quy hoạch vẫn còn đang gặp phải vướng mắc. Bởi vì một phần diện tích ở khu vực bến Cái Xà Cong hiện nay là đất quốc phòng.

"Nếu cảng Cái Xà Cong được nghiên cứu đầu tư thành cảng dân sự kết hợp với quốc phòng thì sẽ lợi cả đôi đường", ông Hải nói.

Ngư dân loay hoay tìm bến neo đậu ở Hạ Long- Ảnh 3.

Tuyến nối từ đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả vào cảng Cái Xà Cong hẹp lại cong, cua, nên chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương.

Nghiên cứu triển khai dự án cảng cá Hòn Gai

TP Hạ Long có vùng biển rộng và là trung tâm kinh tế biển, du lịch của Quảng Ninh với lượng phương tiện tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần rất đông đảo. Thế nhưng, địa phương này lại chưa có cảng cá chuyên dụng kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão.

Do không có cảng đảm bảo, nên hệ thống cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, cơ sở sửa chữa tàu cá ở TP Hạ Long cũng thiếu vắng. Nhiều phương tiện của ngư dân đã phải neo đậu trên luồng cấm ven đường bảo biển Hạ Long - Cẩm Phả để tranh thủ mua, bán dẫn đến thường xuyên bị kiểm tra, xử lý.

Cụ thể là từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 26 phương tiện vi phạm khi neo đậu ở luồng cấm, xử phạt hành chính gần 120 triệu đồng.

Ngư dân loay hoay tìm bến neo đậu ở Hạ Long- Ảnh 4.

Do luồng vào cảng Cái Xà Cong khó khăn lại không dịch vụ hậu cần, nhiều ngư dân đã neo, đậu tự phát tại vùng mặt nước giáp ranh giữa phường Hà Tu và Hồng Hà.

Trong khi đó, bến Cái Xà Cong đã có từ rất lâu khi những ngư dân cư trú ở phường Hà Tu, Hà Phong của TP Hạ Long thường xuyên về neo đậu. Từ năm 2014, khi các làng chài trên vịnh Hạ Long được di chuyển lên định cư ở phường Hà Phong thì cảng Cái Xà Cong được quy hoạch và đầu tư một số hạng mục.

Tuy nhiên, luồng lạch dẫn vào khu vực neo đậu tàu thuyền tại cảng Cái Xà Cong đã bị bồi lắng gây khó khăn cho ngư dân trong di chuyển phương tiện thủy ra vào cảng. Qua kết quả đo đạc cho thấy, cao độ lòng dẫn khoảng -0,5m đến +0,5m, không đảm bảo chiều sâu lòng dẫn phục vụ tàu thuyền. Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá tại đây cũng chưa có gì.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Phan Thị Hải Hường, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long cho biết, hiện nay, cơ quan có thẩm quyền của thành phố đã có tờ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá TP Hạ Long tại khu vực Cái Xà Cong (Dự án – PV).

Ngư dân loay hoay tìm bến neo đậu ở Hạ Long- Ảnh 5.

Phối cảnh dự kiến Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá tại phường Hà Phong (TP Hạ Long).

Theo đó, vị trí lập quy hoạch Dự án có diện tích 61,62ha để xây dựng cảng cá Hòn Gai với quy mô cảng cá loại II. Khi triển khai, Dự án sẽ tiến hành nạo vét khơi thông dòng chảy hạ lưu suối Khe Cá và khu neo đậu tàu, thuyền; xây dựng khu neo đậu tránh, trú bão cấp tỉnh cho khoảng 600 tàu.

Đồng thời, xây mới khu hậu cần nghề cá; bảo tàng làng chài cổ; nhà chờ cho du khách tham quan và thủy thủ tàu; bãi đỗ xe; hệ thống đường giao thông...

"Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Dự án khoảng 600 tỷ đồng. Hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố đang trình thẩm định quy hoạch chi tiết 1/500. Dự kiến, trong tháng 11/2024 này, cơ quan chức năng sẽ lập báo cáo nghiên cứu khả thi để xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan", bà Hường cho biết.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, một chỉ huy Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân, cho biết, đơn vị rất đồng thuận, chia sẻ với chính quyền địa phương trong việc xây dựng cảng cá. Tuy nhiên, vấn đề quản lý đất quốc phòng thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, nên chính quyền địa phương cần làm việc cụ thể để có hướng triển khai.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.