• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Đèn giao thông "nhảy múa", người tham gia giao thông bối rối chọn hướng đi

ATGT địa phương

Đèn giao thông "nhảy múa", người tham gia giao thông bối rối chọn hướng đi

18/03/2024, 15:41

Nhiều vị trí đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường ở Nghệ An đã và đang bị hư hỏng, không hoạt động, không những không phát huy hiệu quả mà còn gây tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Đại lộ Lê Nin là một trong những tuyến đường cửa ngõ chính ra vào TP Vinh. Trên tuyến này còn có rất nhiều trụ sở cơ quan đơn vị, bệnh viện; đồng thời kết nối sân bay, bến xe…

Trong khi đó, tuyến đường 72m lại là trục dọc kết nối các xã của huyện Hưng Nguyên, khu công nghiệp VSIP với TP Vinh và phố biển Cửa Lò.

Chính vì vậy, hiện nay cả 2 tuyến đường này đều có lưu lượng người và phương tiện rất lớn, đặc biệt là tại nút giao đại lộ Lê Nin với đường 72m.

Đèn giao thông

Hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao đường Lê Nin với đường 72m (TP Vinh, Nghệ An) cùng lúc sáng cả 3 đèn.

Thế nhưng, những ngày giữa tháng 3/2024, có mặt tại đây, PV Báo Giao thông không khỏi bối rối khi hệ thống đèn tín hiệu tại đây “nhảy múa” không theo một quy trình nào cả. Thậm chí có lúc, trên cột đèn sáng cùng lúc 3 đèn xanh - đỏ - vàng.

Đèn giao thông "nhảy múa" tại các nút giao ở Nghệ An.

Anh Nguyễn Hữu Duyên (sống ngay gần ngã tư này) cho biết: Hiện tượng “loạn đèn” tín hiệu tại ngã tư này đã xảy ra khoảng 1 tuần nay. Nhiều tài xế đi đến ngã tư không biết xử lý như thế nào cho đúng, khiến giao thông cứ ùn ứ, nguy cơ xảy ra TNGT cao.

Cách đó không xa, tại nút giao đường 72m với Trương Văn Lĩnh, Trương Văn Lĩnh với Lý Tự Trong, hệ thống đèn tín hiệu cũng hoạt động không đồng nhất. Tại các cột, có đèn thì hoạt động, đèn thì không khiến giao thông rất lộn xộn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.

Không chỉ trong nội thị, hiện nay trên QL1, hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao: Ngã 3 đối diện Trường cao đẳng GTVT Trung ương IV (TP Vinh); ngã tư đường N5 (huyện Nghi Lộc); ngã tư đường N2 (huyện Diễn Châu)… cũng không hoạt động nên không phát huy hiệu quả.

Trước thực tế này, ông Hoàng Hồng Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh cho biết: Hệ thống đèn tín hiệu đèn giao thông tại nút giao đường 72m với đường Lê Nin và đường Trương Văn Lĩnh đang thuộc quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An. Đơn vị cũng đã có báo cáo vấn đề này cho thành phố.

Còn về hệ thống đèn tín hiệu trên toàn thành phố, ông Khanh giải thích: Đèn tín hiệu giao thông cũng giống như bóng đèn trong gia đình, sử dụng một thời gian thì cần phải bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế.

Đèn giao thông

Hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao QL1 với đường N2 (Diễn Châu) hiện không hoạt động.

Tuy nhiên, chỉ khi hư hỏng mới khảo sát và lập hồ sơ sửa chữa, thay thế. Quy trình đó cần rất nhiều thời gian. Thời gian qua, đơn vị đã cân đối các nguồn, chủ động mua sắm hệ thống bóng đèn trước để khi có hư hỏng thay thế ngay.

“Dù rất cố gắng, nhưng với số lượng hệ thống đèn tín hiệu nhiều nên có lúc vẫn chưa sửa kịp thời được”, ông Khanh cho biết.

Trong khi đó, một lãnh đạo Ban quản lý bảo trì đường bộ, Sở GTVT Nghệ An cho biết: Hệ thống đèn tín hiệu và điện chiếu sáng sau khi được bàn giao sẽ chuyển về cho địa phương quản lý.

Lâu nay, địa phương chỉ mới chi trả được tiền điện chiếu sáng, còn tiền duy tu hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống đèn tín hiệu giao thông chưa có.

Cũng theo vị lãnh đạo này, trong nguồn bảo trì không có phần tiền để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu, điện chiếu sáng. Phần lớn do các đơn vị chủ động, cân đối nên có những thời điểm việc sửa chữa chưa được kịp thời.

Lãnh đạo Văn phòng Quản lý đường bộ II.2 (Khu QLĐB II) cho biết thêm: Hiện nay hệ thống đèn tín hiệu trên các tuyến quốc lộ do hai nguồn vốn của Trung ương và địa phương đầu tư.

Vị trí ngã 3 đối diện Trường cao đẳng GTVT Trung ương IV do UBND TP Vinh đầu tư lắp đặt và quản lý; còn 2 vị trí nút giao N2 và N5 do Ban quản lý kinh tế Nghệ An đầu tư lắp đặt, vị trí N5 đã bàn giao cho địa phương quản lý.

Trước đây, dù trong nguồn bảo dưỡng thường xuyên đường bộ chưa có kinh phí cho việc sửa chữa đèn tín hiệu nhưng các đơn vị bảo dưỡng thường xuyên tự cân đối để sửa chữa kịp thời khi phát sinh hư hỏng nhằm đảm bảo ATGT. Còn với những vị trí do địa phương đầu tư thì Văn phòng kiểm tra, kịp thời có văn bản đôn đốc, đề nghị địa phương sửa chữa.

Mới đây, Khu quản lý đường bộ II đã chỉ đạo Văn phòng quản lý đường II.2 phối hợp cùng các bên liên quan rà soát tổng thể lại hệ thống đèn tín hiệu trên địa bàn do văn phòng quản lý và lập kế hoạch đề xuất sửa chữa các vị trí đèn tín hiệu bị hư hỏng, hoạt động không ổn định, các bộ phận của hệ thống đèn tín hiệu sắp hết tuổi thọ khai thác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.