• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Báo động học sinh điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông

24/03/2024, 16:03

Tình trạng học sinh điều khiển xe dưới 50cc, xe máy điện vi phạm giao thông, gây tai nạn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương.

Tràn lan vi phạm

Ghi nhận của Pv Báo Giao thông, trên địa bàn Hà Nội, tình trạng học sinh điều khiển xe dưới 50cc, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm giao thông như: không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ… diễn biến phức tạp.

Báo động học sinh điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông- Ảnh 1.
Báo động học sinh điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông- Ảnh 2.
Báo động học sinh điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông- Ảnh 3.

Tình trạng học sinh điều khiển xe máy, xe mô tô, vi phạm giao thông diễn biến phức tạp trên cả nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông (Chụp trên đường Trần Đăng Ninh chiều 22/3).

Chiều 22/3, trên đường Trần Đăng Ninh vào giờ tan học, chỉ trong 10 phút, quan sát của PV Báo Giao thông, hàng chục học sinh điều khiển xe máy tham gia giao thông dù chưa đủ điều kiện; số khác lái xe dưới 50cc nhưng không đội mũ bảo hiểm, lạng lách qua dòng phương tiện đông đúc.

Dạo nhanh một vòng quanh các trường trung học phổ thông (THPT) ở Hà Nội không khó bắt gặp tình trạng học sinh điều khiển xe máy số như: Honda Wave Alpha100, Honda Dream, thậm chí là xe tay ga Honda Vision, SH Mode, Yamaha Janus,... phóng vèo vèo từ các bãi xe quanh trường để về nhà.

Chia sẻ với PV, một nhân viên bãi xe gần khu vực trường THPT Cầu Giấy cho biết, do nhà trường cấm học sinh đi xe máy trên 50cc nên các em gửi xe ở ngoài rồi đi bộ vào trường để không bị kỷ luật.

Dẫu biết học sinh không được điều khiển xe máy, em Nguyễn Anh T (học sinh trường THPT Cầu Giấy) cho biết, nhà em cách trường 6km, khi lên cấp 3 bố mẹ không đưa đón được nên em xin phép được đi xe máy đến trường cho chủ động.

Bát nháo hoạt động xe đưa đón học sinhBát nháo hoạt động xe đưa đón học sinh

Trong khi vận tải công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu, hoạt động xe đưa đón học sinh lại chưa chuyên nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn cho các em.

Tại Thanh Hoá, Đại tá Lê Văn Chiến, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong năm 2023, cơ quan chức năng đã xử phạt 3.667 trường hợp là học sinh vi phạm giao thông.

"Các em đi xe máy khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng… tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT", đại tá Chiến nói.

Cũng từng trăn trở về hiện tượng học sinh sử dụng xe dưới 50 phân khối trên địa bàn tăng cao, ông Trần Thanh Kiên, Giám đốc Sở GTVT Điện Biên lo lắng việc các em chưa có kỹ năng điều khiển phương tiện, vi phạm giao thông gây ra nhiều vụ TNGT thương tâm.

Báo động học sinh điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông- Ảnh 5.

Hiện trường học sinh điều khiển xe máy gặp tai nạn khiến 1 em tử vong ở Lâm Đồng ngày 22/3.

Những vụ tai nạn đau lòng

Mới đây nhất, khoảng 18h ngày 22/3, trên quốc lộ 55 hướng từ TP Bảo Lộc đi xã Lộc Nam (tỉnh Lâm Đồng) đã xảy ra vụ TNGT giữa hai xe máy khiến 1 học sinh tử vong và 1 em khác bị thương phải nhập viện cấp cứu.

Trước đó, tối 5/3, tại Lâm Đồng cũng xảy ra vụ TNGT giữa xe máy do ông Nguyễn Văn T (32 tuổi) điều khiển trên đường Nguyễn Văn Cừ (TP Bảo Lộc) và xe máy do em Nguyễn Gia B chở Nguyễn Đức G (cùng 14 tuổi, là học sinh lớp 8 một trường THCS tại phường Lộc Phát) lưu thông cùng chiều. Cú đâm mạnh khiến cháu B tử vong, hai người còn lại bị thương.

Tại Đắk Nông, khoảng 13h ngày 17/2, S.A.H (17 tuổi) điều khiển xe gắn máy BKS 49M1-14.xxx chở theo S.A.T (16 tuổi, cùng trú xã Đắk Plao) lưu thông theo hướng từ xã Đắk R'măng đi xã Đắk Plao. Khi đến xã Đắk R'măng đã va chạm với một xe máy khác lưu thông theo hướng ngược lại, khiến em H tử vong.

Đây chỉ là 3 trong số nhiều vụ TNGT xảy ra thời gian qua liên quan đến học sinh điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

Thống kê từ Uỷ ban ATGT Quốc gia, năm 2023, toàn quốc xảy ra 21.880 vụ TNGT đường bộ, trong đó TNGT liên quan độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 7,8% (khoảng 1.706 vụ). Riêng độ tuổi từ 16-18 tuổi xảy ra gần 900 vụ TNGT (chiếm hơn 51% số vụ TNGT), làm chết 490 người, bị thương 827 người.

Năm 2016, một nghiên cứu về nguyên nhân gây TNGT liên quan đến trẻ em tại TP.HCM của TS Vũ Anh Tuấn (Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức) cho thấy, học sinh cấp 3 (độ tuổi từ 15-18) liên quan đến trên 70% các vụ TNGT trẻ em, có tỷ lệ tử vong rất cao, 32 em tử vong/100.000 em. Hơn 80% các vụ TNGT xảy ra khi chính trẻ em đang cầm lái điều khiển phương tiện.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, TNGT liên quan đến học sinh rất đáng báo động và đau xót. Số học sinh tử vong do TNGT năm 2023 có xu hướng tăng so với năm 2022.

Vì sao chưa nhiều học sinh đi xe buýt đến trường?Vì sao chưa nhiều học sinh đi xe buýt đến trường?

Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, xe buýt tại Hà Nội tuy ngày càng được nâng cao chất lượng dịch vụ song tỷ lệ học sinh sử dụng phương tiện này vẫn còn thấp.

Trong đó, lứa tuổi từ 16-18 là nhóm có nguy cơ vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và TNGT cao nhất trong nhóm học sinh, sinh viên trên cả nước.

Có 5 nguyên nhân hàng đầu gây TNGT là đi sai phần đường, làn đường, chuyển hướng sai quy định, vượt tốc độ, qua đường không đúng quy định.

Hiện nay, học sinh tiếp cận và sử dụng xe máy điện, xe gắn máy dưới 50cc, thậm chí là xe mô tô từ rất sớm.

Dù rất nỗ lực tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường, ký cam kết giữa gia đình và nhà trường, song đâu đó vẫn còn những bậc phụ huynh không chịu nêu gương. Không những vậy, nhiều người còn giao xe cho con em mình tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện.

"Do không có bằng lái, trực tiếp điều khiển xe máy điện, xe gắn máy với tốc độ từ 40-50km/h, nhiều em tụ tập để lạng lách, đánh võng, vi phạm các quy định về trật tự ATGT, dẫn tới nhiều vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng", ông Hùng nhìn nhận.

Chuyên gia giao thông, TS. Phan Lê Bình cũng cho biết, khi kinh tế - xã hội phát triển, thu nhập trung bình của mỗi gia đình tăng và có điều kiện hơn dẫn đến tình trạng mua xe máy cho con sử dụng ngày càng nhiều.

Trong khi suy nghĩ của lứa tuổi này chưa chín chắn, thích thể hiện, thường xuyên không đội MBH, lạng lách đánh võng, một số trường hợp cá biệt còn sử dụng rượu, bia tham gia giao thông dẫn đến TNGT ngày càng tăng.

Báo động học sinh điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông- Ảnh 7.

Tại Việt Nam chưa có quy định cấp giấy phép lái xe cho trẻ từ 16-18 tuổi điều khiển xe dưới 50cc, xe máy điện, đây được cho là khoảng trống quy định pháp luật trong đảm bảo ATGT cho lứa tuổi này.

Khoảng trống quy định pháp luật

Theo PGS. TS Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT, hầu hết học sinh, đặc biệt lứa tuổi từ 16-18 tại Việt Nam đều chưa được trải qua một khóa học chuyên nghiệp và đầy đủ về cách sử dụng phương tiện gắn máy và lưu thông như thế nào để an toàn trên đường. Trong khi đó, tại các nước phát triển trên thế giới, thanh, thiếu niên phải thi lấy bằng lái xe mới được phép điều khiển xe dưới 50cc.

Ông Khuất Việt Hùng cũng nhìn nhận: Việc cho phép trẻ từ 16-18 điều khiển phương tiện dưới 50cc nhưng chưa trang bị, đào tạo chính thức về kiến thức, kỹ năng, kiểm tra bài bản là chưa làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em theo tinh thần của Luật Bảo vệ trẻ em và tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vì mục tiêu phát triển an ninh con người, vì chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ con người, vì an toàn lợi ích của nhân dân.

Trong khi ngành giáo dục cần lồng ghép kiến thức pháp luật trật tự, an toàn giao thông vào các bài giảng trên trường, phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc chủ động hướng dẫn, phổ biến kiến thức lý thuyết cũng như kỹ năng điều khiển phương tiện cho con em mình.

"Các bậc cha mẹ cần ghi nhớ, trước khi cho con điều khiển xe dưới 50cc phải trang bị kiến thức về pháp luật trật tự ATGT, kỹ năng điều khiển xe, xử lý tình huống cũng như trang bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho con. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo an toàn sức khỏe, sinh mạng cho con mình và bảo vệ người tham gia giao thông khác", ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, tại Việt Nam, trước đây đã có một số ý kiến đề xuất cấp giấy phép lái xe cho trẻ từ 16-18 tuổi điều khiển xe máy có dung tích dưới 50cc hoặc xe máy điện.

"Quy định này rất cần thiết, phản ánh đúng, trúng khoảng trống quy định pháp luật trong công tác đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh, qua đó, giáo dục kiến thức và hướng dẫn kỹ năng lái xe, đảm bảo an toàn cho các em đến trường", ông Hùng nhìn nhận.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.