• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Vì sao chưa nhiều học sinh đi xe buýt đến trường?

22/03/2024, 18:22

Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, xe buýt tại Hà Nội tuy ngày càng được nâng cao chất lượng dịch vụ song tỷ lệ học sinh sử dụng phương tiện này vẫn còn thấp.

Tuyến vắng vẻ, tuyến ken đặc người

Khảo sát nhu cầu đi xe buýt của học sinh tại TP Hà Nội, Pv Báo Giao thông nhận thấy có sự không đồng đều giữa các tuyến buýt. Nếu như với các chặng dài từ ngoại thành (Sóc Sơn, Hoà Lạc, Đông Anh, Mê Linh, Hà Đông) vào trong khu vực nội thành như tuyến buýt số 15, 63, 56A, 56B, 93, 119, 27, 33 giờ cao điểm buổi sáng và chiều rất đông học sinh thì với các tuyến chặng ngắn như 32, 07, 28 lại khá thưa vắng.

Vì sao chưa nhiều học sinh đi xe buýt đến trường?- Ảnh 1.

Dù vào giờ cao điểm tan học nhưng trên tuyến buýt số 07 chỉ có 2 trong số gần 40 hành khách trên xe là học sinh.

Có mặt trên chuyến buýt số 07 lúc 16h38 chiều ngày 21/3, với cung đường Trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy - Trạm trung chuyển xe buýt Hoàng Quốc Việt, trong số khoảng 40 hành khách trên xe chỉ có 2 học sinh, lên xe ở hai điểm chờ khác nhau. Lúc 17h, cũng trên tuyến buýt số 07 ở chiều ngược lại, vẫn chỉ có 2 học sinh trường Trung học phổ thông Hà Thành trên xe.

Em Nguyễn Thành N (học sinh lớp 10, trường Trung học phổ thông Hà Thành) cho biết, do nhà và trường học đều gần trạm xe buýt tuyến 07 nên ngay từ đầu cấp 3, bố mẹ đồng ý cho em lựa chọn xe buýt là phương tiện sử dụng để đi học và về nhà mỗi ngày.

"Tuyến xe buýt này thường không quá đông dù vào giờ cao điểm, nhà cách trạm xe buýt khoảng 500m, quãng đường di chuyển đến trường cũng chỉ khoảng 3km nên em cũng không cần phải rời khỏi nhà từ sớm", N nói và cho biết, mặc dù vậy, trong lớp em chỉ có khoảng 5-7 bạn sử dụng xe buýt để đi học, do quãng đường đến trường xa, trạm xe buýt không thuận tiện.

Trong khi đó, ở tuyến 119 Hoà Lạc - Bất Đạt, khoảng thời gian từ 6-7h sáng mỗi ngày, các chuyến xe thường chật kín hành khách, trong đó đa số là học sinh các xã Thạch Hoà, Tiến Xuân, Yên Bình (huyện Thạch Thất) để đến các trường tiểu học và trung học phổ thông Hoà Lạc.

Em Nguyễn Mỹ L (trú tại xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất) cho biết, vào cao điểm mỗi buổi sáng, tuyến buýt 119 thường xuyên quá tải, nhiều hôm em L ra bến chờ xe nhưng vì quá đông nên không thể lên xe kịp và phải chờ chuyến sau.

Vì sao chưa nhiều học sinh đi xe buýt đến trường?- Ảnh 2.

Theo chia sẻ từ phụ huynh và các chuyên gia giao thông, hiện có nhiều trở ngại khiến học sinh chưa "mặn mà" với xe buýt.

Còn nhiều trở ngại

Em Hoàng Quỳnh A (học sinh trường THCS Dịch Vọng) chia sẻ, đến nay là năm học thứ 2 em sử dụng xe buýt để đến trường, tuy nhiên rất vất vả trong việc mua vé tháng do các điểm bán vé chỉ làm việc vào giờ hành chính trùng với giờ học ở trường.

Để kịp mua vé cho tháng sau, nhiều hôm, Quỳnh A phải xin phép về sớm để lên điểm bán vé trên đường Kim Mã mua nhưng đường tắc đến nơi điểm bán vé đã nghỉ, lại phải quay về, mất thời gian, công sức. Hay cũng có những hôm đến thì được thông báo đã hết vé.

"Có tháng chạy đi chạy lại 4-5 lần em mới mua được vé tháng mà muốn mua nhiều tháng một lần cũng không được vì chưa có vé. Gần đây, em thấy có dịch vụ đặt vé online nên nhờ bố đặt giúp, web thông báo 7 ngày sau giao vé. Nhưng chờ 1 tuần chưa thấy vé đâu, lúc vào web Timbus kiểm tra lại thì vẫn thấy trạng thái "Đang lên đơn hàng". Cuối tuần, hai bố con lật đật ra bến xe để mua cho kịp chuyến đi vào đầu tháng", Quỳnh A kể và bày tỏ mong muốn đơn vị quản lý buýt sớm có giải pháp để giúp việc mua vé của các em được thuận tiện hơn.

Nhà ở Hà Đông nhưng có con gái học trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (Xuân Thuỷ, Cầu Giấy), chị Nguyễn Thuỳ Linh (40 tuổi) cho biết, do không tiện đường đi làm nên chị đành để con đi học bằng xe buýt.

Để đến trường, con gái chị có hai tuyến xe buýt có thể đi là tuyến 27 hoặc 33 nhưng nhanh hơn vẫn là đi tuyến 33 vì hành trình ngắn, xe qua ít bến, tuy nhiên thời gian mỗi chuyến xe cách nhau xa hơn xe 27.

Nhà cách điểm xe buýt khoảng 500m nhưng sáng nào chị Linh cũng phải dậy sớm từ 5h để gọi con dậy chuẩn bị rồi chở con ra điểm xe buýt để kịp lên xe số 33. Chỉ cần chậm một chút là lỡ chuyến phải đi xe 27, đôi khi xe buýt đông quá không thể nhận thêm khách, con gái chị Linh liền bị muộn học dù đã ra khỏi nhà từ rất sớm lúc 5h45.

"Có những hôm lên được xe cũng không có ghế ngồi, phải đứng suốt chặng đường vì quá đông. Có hôm đi học về tắc đường quá 19h30 mới về tới nhà, con kêu mệt, không muốn ăn cơm và lên phòng ngủ luôn đến đêm mới dậy tắm giặt, ăn và học bài đến 1, 2h sáng, rất vất vả", chị Linh nói và băn khoăn năm học tới có nên cho con tiếp tục đi xe buýt hay mua xe đạp điện cho con đến trường chủ động hơn.

Thường xuyên phải dậy sớm đưa con đi học, anh Nguyễn Mạnh (trú tại Nam Từ Liêm) cho biết, khi con vào cấp 2, vợ chồng anh Mạnh phân vân giữa việc cho con đi xe buýt hay đưa đón con đi học vì trường cách nhà khoảng 10km.

"Nhà cách trạm xe buýt hơn 1km, chưa kể để đến trường học của con phải đi 2 chặng. Cho con trải nghiệm đi xe buýt 1 tuần thì đến ngày thứ 2 con đã kêu quá oải vì từ nhà ra trạm xe buýt có bố mẹ chở nhưng từ trạm xe buýt đi bộ 1km vào trường, trời nắng nóng khiến con bị mất sức. Chưa kể, giờ cao điểm xe buýt rất đông, đi xe con phải khư khư giữ balo vì sợ bị mất trộm, xe đông nhiều mùi cơ thể lạ khiến con bị đau đầu. Thương con, vợ chồng tôi đành chia ca đưa đón con mỗi ngày", anh Mạnh kể.

Vì sao chưa nhiều học sinh đi xe buýt đến trường?- Ảnh 3.

Học sinh là đối tượng tiềm năng của xe buýt tuy nhiên tỷ lệ sử dụng chưa cao. Theo các chuyên gia cần nhiều giải pháp khắc phục những bất cập trong dịch vụ của xe buýt để hấp dẫn lứa tuổi này.

Theo tìm hiểu của PV, để thu hút đối tượng học sinh đi xe buýt, giúp giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông đô thị, Hà Nội đã và đang triển khai vé ưu tiên, giảm 50% giá vé cho học sinh (chỉ 55.000 đồng/tháng đối với vé một tuyến và 100.000 đồng/tháng đối với vé liên tuyến).

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, lượng học sinh sử dụng xe buýt chưa cao, trong khi đó, các trường học tư, trường học công sử dụng xe đưa đón học sinh (dù không có trợ giá) lại rất hiệu quả.

PGS.TS Vũ Ngọc Khiêm, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải từng chia sẻ, những năm qua, đặc biệt là từ giữa năm 2022, phương tiện giao thông công cộng, nhất là xe buýt đã có nhiều cải tiến về phương thức phục vụ, hoạt động nền nếp hơn, độ "phủ sóng" lớn hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện vẫn còn "khoảng trống" hành khách tiềm năng chưa được khai thác triệt để, đặc biệt là học sinh.

"Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc đường vào giờ tan học tại khu vực trước cổng trường cũng như học sinh vi phạm Luật Giao thông", ông Khiêm nhìn nhận.

Chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình lại cho rằng, hiện nay nhu cầu sử dụng xe buýt của học sinh không đồng đều giữa các lứa tuổi, đa số học sinh đi xe buýt học cấp 2, cấp 3 trong khi lứa tuổi tiểu học hầu như không có.

"Dễ hiểu rằng học sinh tiểu học độ tuổi nhỏ nên các bậc phụ huynh lo lắng hơn khi để trẻ tự đến trường", ông Bình nói.

Theo ông Bình, với phản ánh của người dân về việc có nhiều tuyến buýt bị quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh vào giờ cao điểm, đơn vị quản lý tuyến cần chủ động nắm bắt tình hình, dựa trên phản ánh của lái xe, phụ xe, người dân để có sự điều chỉnh các chuyến hợp lý hơn.

"Có thể linh hoạt tăng cường thêm các chuyến vào khung giờ cao điểm, điều các phương tiện ở những chuyến ít khách sang để phục vụ người dân hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc vất vả khi mua vé xe buýt tháng hiện nay chính là một trong những trở ngại, không hấp dẫn hành khách đi xe buýt", TS Bình nói và cho biết: Cần nghiên cứu có biện pháp bán vé phù hợp hơn, có thể bán vé vào ngoài giờ hành chính hoặc cho phép mua vé online, trả vé bằng mã QR và khi khách hàng lên xe chỉ cần giơ mã QR ra quét để xác thực, sẽ giúp việc bán vé thuận lợi, tăng tính hấp dẫn hơn cho xe buýt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.