• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để lấn chiếm hành lang đường bộ

ATGT địa phương

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để lấn chiếm hành lang đường bộ

06/10/2023, 20:07

Chiều 6/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công tác quản lý, bảo vệ hành lang đường bộ trên địa bàn.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để lấn chiếm hành lang đường bộ - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chỉ đạo về các địa phương tăng cường công tác quản lý hành lang đường bộ. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Một số địa bàn chưa vào cuộc quyết liệt

Theo báo cáo của Sở GTVT Thanh Hóa, các vi phạm chủ yếu là xây dựng công trình lều quán, dựng rạp đám cưới, san lấp mặt bằng, tập kết vật liệu trái phép trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ; Phơi nông sản, rơm rạ trên các tuyến đường bộ; Đấu nối trái phép...

Để xảy ra tình trạng trên, ngoài các nguyên nhân khách quan, còn do ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân, doanh nghiệp còn chưa cao. Một số cấp chính quyền, Ban quản lý dự án ở địa phương chưa thực hiện hết trách nhiệm trong công tác quy hoạch dọc hai bên đường, công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang an toàn đường bộ.

Từng là lãnh đạo ở thành phố Sầm Sơn và thành phố Thanh Hóa, ông Trịnh Huy Triều, Giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa, cho rằng việc để xảy ra vi phạm là do chính quyền chưa thực sự vào cuộc đồng bộ, thiếu quyết liệt trong việc xử lý vi phạm.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để lấn chiếm hành lang đường bộ - Ảnh 2.

Ông Trịnh Huy Triều, Giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa chia sẻ những kinh nghiệm xử lý lấn chiếm hành lang đường bộ khi đang làm nhiệm vụ ở cơ sở.

Ông Triều đưa ra giải pháp, các huyện thị, thành phố cần phải có chỉ đạo cụ thể đến từng xã, phường. Muốn làm được thì tập thể cùng làm và quy trách nhiệm rõ ràng đối với người đứng đầu. Nếu địa phương nào để xảy ra vi phạm hành lang, tai nạn thì xử lý trách nhiệm người đứng đầu của địa phương đó.

"Trước hết, các phường, xã phải yêu cầu các hộ dân, doanh nghiệp ký cam kết không vi phạm hành lang lưới điện, đê điều, đường bộ. Vì một khi xảy ra vấn đề tai nạn dù là nhỏ nhưng sẽ truy trách nhiệm trong công tác quản lý ở địa bàn. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương chung tay vào cuộc làm ngay từ cơ sở. Có như thế mới đạt hiệu quả trong công tác đảm bảo hành lang đường bộ", ông Triều chia sẻ.

Thượng tá Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa, cho rằng các huyện, thị, thành phố đều có các ban an toàn giao thông. Đầu tiên là công tác tuyên truyền làm sao cho người dân, doanh nghiệp hiểu rõ được chế tài trong xử lý hành vi vi phạm. Đồng thời, các địa phương tăng cường rà soát, xử lý những mối tiềm ẩn, nguy cơ lấn chiếm lòng, lề đường có khả năng xảy ra.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để lấn chiếm hành lang đường bộ - Ảnh 4.

Thượng tá Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa.

"Với những tuyến đường được giao quản lý, qua công tác kiểm tra thì chúng tôi thấy còn có một số địa phương chưa thực sự vào cuộc quyết liệt. Vẫn còn tình trạng họp chợ, dựng phông rạp, xây dựng lấn chiếm... nhưng không xử lý triệt để, đến khi có đơn thư phản ánh mới vào cuộc. Chính vì vậy, cần thiết phải có sự vào cuộc của chính quyền ngay từ lúc vi phạm mới manh nha, không để hình thành rồi mới tập trung xử lý", thượng tá nói.

Về công tác phối hợp với địa phương, ông Bùi Trọng Tuệ, Phó trưởng Văn phòng quản lý đường bộ II.1 (Khu Quản lý đường bộ II), cho biết thời gian qua, các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phối hợp trong công tác quản lý hành lang. 

Tuy nhiên, đối với chức năng, nhiệm vụ hiện nay thì Thanh tra của Khu quản lý đường bộ chỉ được lập biên bản vụ việc, không có quyền ban hành quyết định xử phạt đối với vi phạm hành lang đường bộ vì việc xử phạt giao cho địa phương thực hiện.

"Để có tính răn đe cao, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Khu quản lý đường bộ II thì đề nghị chính quyền địa phương sớm ra quyết định xử phạt hành chính, bên cạnh đó, yêu cầu các trường hợp vi phạm ký cam kết không được tái phạm", ông Tuệ nói.

Truy trách nhiệm người đứng đầu

Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBDN tỉnh Thanh Hóa, yêu cầu Sở GTVT tổng hợp các vụ việc xử lý vi phạm hành lang trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và xác định trách nhiệm của từng địa phương để xảy ra các vụ việc mất ATGT.

Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ tập hợp, cập nhật các địa phương để xảy ra tình trạng mất ATGT vào mức độ thực hiện nhiệm vụ của các địa phương trong năm.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để lấn chiếm hành lang đường bộ - Ảnh 6.

Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các địa phương nâng cao hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương trong phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, thường xuyên tổ chức giải tỏa vi phạm hành lang ATGT. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện sai phạm và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, trật tự ATGT.

"Chúng ta xác định đây là vấn đề không mới. Trong quá trình phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Nhưng khi có phát sinh thì chúng ta phải làm ngay, không để hình thành lớn gây bức xúc cho nhân dân. Tỉnh đã giao trách nhiệm cho người đứng đầu rồi thì cứ như vậy mà thực hiện. Nếu không làm tốt thì xử lý theo đúng quy định. Ngăn chặn vi phạm hành lang đường bộ là trách nhiệm của mỗi nhà, mỗi người và mỗi địa phương".

Địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hệ thống đường bộ dài khoảng 25.500km. Trong 3 năm 2020, 2021, 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, cơ quan chức năng đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành lang đường bộ đối với 1.050 trường hợp.

Từ năm 2019 đến nay, Sở GTVT Thanh Hóa đã tham mưu xử lý 21 điểm đen tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ được ủy thác quản lý, 3 điểm trên các tuyến đường tỉnh và nhiều điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Riêng Khu Quản lý đường bộ II xử lý 54 điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.