• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Xếp cuộn thép trên xe thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

Giao thông 24h

Xếp cuộn thép trên xe thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

22/02/2024, 14:52

Để đảm bảo an toàn giao thông cho xe chở hàng hóa, Bộ GTVT đã quy định chi tiết các trường hợp xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông đường bộ, trong đó có loại hàng dạng trụ như cuộn tấm kim loại, cuộn giấy.

Tại phụ lục IV Thông tư 41/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư 35/2013 quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Bộ GTVT đã hướng dẫn chi tiết cách xếp hàng hoá loại dạng trụ lên xe ô tô sao cho đảm bảo chằng buộc chắc chắn, an toàn giao thông khi di chuyển.

Theo hướng dẫn chung, hàng dạng trụ được xếp theo phương thẳng đứng, phương ngang hoặc phương dọc theo chiều dài xe tùy thuộc vào chiều dài của hàng so với thùng xe.

Các loại hàng hóa dạng cuộn hay dạng thùng xếp nằm ngang thì nên xếp đường tâm của chúng theo chiều ngang thân xe (vuông góc với thành xe), đồng thời nên sử dụng chèn chặn bằng các khối chêm hoặc đế chêm đặt phía trước hoặc sau khối hàng. Trường hợp hàng dạng trụ có bề mặt trơn nhẵn, khi xếp chồng lên nhau phải sử dụng vật liệu đệm lót giữa các lớp hàng để chống trơn trượt.

Ngoài ra, các loại hàng dạng trụ cần được chằng buộc vào thành xe hoặc sử dụng giá kê, giá đỡ, chèn lót để cố định, tránh dịch chuyển trong quá trình vận chuyển. Với hàng hóa có khối lượng nặng, cần thiết sử dụng các dầm để phân bổ tải trọng đều trên mâm hàng, sàn xe hoặc sàn công-ten-nơ.

Riêng đối với cuộn tấm lim loại lõi ngang, Thông tư quy định tốt nhất phải được chở trên xe có một khung đặt cuộn dây (máng hoặc đế chêm) trên sàn chất tải. Nếu không có thêm các biện pháp cố định khác, khả năng các cuộn dây sẽ bị dịch chuyển trên đế chêm, do đó một số lượng dây chằng buộc đầy đủ phải được sử dụng để hỗ trợ cố định tải trọng.

Ngoài ra, khi không có xe chuyên dụng, cuộn có thể được đóng gói trên mâm hàng với đế chêm. Trong đó, tấm kim loại dạng cuộn trên đế chêm được chằng buộc các hướng bằng dây chằng buộc vòng quanh, nẹp cạnh được đặt ở tất cả các cạnh của đế chêm.

Xếp cuộn thép trên xe thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?- Ảnh 1.

Hình minh hoạ việc xếp các cuộn tấm nặng trên sàn xe mặt bằng không có thành bên theo Thông tư 41/2023.

Cùng đó, cuộn phải được gắn chặt vào giá đỡ bằng ít nhất hai dây chằng hoặc bằng một đai thép tiêu chuẩn. Các dây chằng phải tiếp xúc với bề mặt của cuộn dây và các đế chêm.

Nếu đế chêm không được sử dụng, thì các cuộn dây hoặc các giá đỡ phải được chằng buộc bằng dây xích hoặc đai vải kết hợp các thiết bị kéo căng.

Đối với cuộn lõi dọc thường được xếp lên phương tiện có sàn xe phẳng và là một trong những hàng hóa khó khăn nhất để cố định.

Xếp cuộn thép trên xe thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?- Ảnh 2.

Hình mô tả cách chằng buộc phù hợp sử dụng một tấm hình chữ thập cùng với dây xích hoặc dây co giãn để giữ an toàn cho cuộn dây đặt lõi dọc có đường kính lớn theo Thông tư 41/2023.

Do đó, nên đặt cuộn trên đường tâm của các phương tiện và tấm hình chữ thập đặt trên nóc của cuộn với các chốt định vị nằm bên trong lõi. Tấm hình chữ thập cần được đặt sao cho hướng rãnh trên nó ngang qua trục của phương tiện để phù hợp với dây chằng buộc bằng xích thông thường. Các dây chằng buộc được gắn vào điểm neo giữ trên xe và kéo căng theo cách thông thường.

Có thể cố định cuộn kim loại như trên mà không sử dụng tới kẹp giữ, nhưng dây co giãn hoặc dây xích phải được bố trí rất cẩn trọng và đầy đủ để đảm bảo hoàn toàn tránh được bất kỳ sự xê dịch nào của cuộn.

"Đối với cuộn có trọng lượng tập trung cao thì việc xem xét sự phân bố tải trọng là đặc biệt quan trọng", Thông tư nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, thời gian qua, một số phương tiện vận chuyển cuộn thép đã xảy ra tình trạng đứt dây chằng hoặc không chèn chắc chắn để rơi xuống đường gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Không ít vụ TNGT nghiêm trọng đã xảy ra, nguyên nhân chủ yếu do đơn vị vận tải, lái xe chưa thực hiện nghiêm các quy định về xếp hàng hoá trên phương tiện, việc xếp, chèn lót hàng trên xe chưa đảm bảo an toàn, dây sử dụng để chằng buộc không đủ lực để giữ cố định hàng hoá dẫn đến khi xảy ra sự cố hoặc xe phanh gấp làm đứt cáp khiến hàng hóa rơi xuống đường.

Do đó, quy định và hướng dẫn chi tiết về cách xếp hàng hóa trên xe ô tô tải là cần thiết, đảm bảo lái xe, chủ hàng dễ thực hiện, từ đó, góp phần đảm bảo ATGT.

Kinh hoàng các cuộn thép rơi, mức phạt có quá nhẹ?Kinh hoàng các cuộn thép rơi, mức phạt có quá nhẹ?

Đầu năm 2024, liên tiếp xảy ra các vụ TNGT liên quan đến xe chở hàng dạng cuộn do chằng buộc sơ sài, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.