• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xe quá tải "thông chốt" CSGT: Có dấu hiệu bất thường, sai quy trình TTKS?

image

Dân kiến nghị, địa phương chờ công an xử lý, nhưng xe quá tải vô tư lọt chốt CSGT Quảng Trị cho thấy dấu hiệu bất thường, sai quy trình TTKS...

Trao đổi về thực tế các đoàn xe cơi thùng, chở rơi vãi, có dấu hiệu quá tải rõ ràng... vô tư lọt chốt TTKS của Trạm CSGT Hải Lăng (Phòng CSGT, Quảng Trị) trên QL1 qua địa bàn, nhiều thời điểm trong những ngày trung tuần tháng 5/2022 vừa qua (Báo Giao thông vừa phản ánh), Luật sư Nguyễn Công Tín - Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư Đà Nẵng nhìn nhận: căn cứ theo pháp luật hiện hành, dễ thấy hành vi của lực lượng CSGT này bất thường, sai quy trình TTKS....

Xe tải chở cát BKS 75C-123.19 cơi thùng, rơi vãi nước, dấu hiệu quá tải rõ ràng nhưng vô tư lọt chốt TTKS dù được CSGT Trạm CSGT Hải Lăng ra hiệu lệnh dừng kiểm tra phương tiện. (ảnh cắt clip lúc 0 giờ 45 phút sáng 18/5).

Xe quá tải là nguyên nhân chính dễ khiến đường sá hư hại, ô nhiễm môi trường. Vấn nạn này kéo dài gây thiệt hại hạ tầng công công, mất ATGT, nguy hiểm tài sản, tính mạng người tham gia giao thông. Đáng nói, xe cơi thùng, rơi vãi... hoạt động công khai, cả ngày lẫn đêm đến người dân cũng có thể nhận ra nhưng xe này vẫn vô tư thông chốt TTKS của CSGT khiến dư luận xã hội có lý do để nghi ngờ về tính nghiêm minh và nạn "tiêu cực" trong công tác TTKS.

Luật sư NGUYỄN CÔNG TÍN

Theo Luật sư Tín, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 65/2020 quy định chi tiết cụ thể về việc thực hiện nhiệm vụ TTKS của lực lượng CSGT. Tại điều 16 của Thông tư này cho thấy có 4 trường hợp, tổ TTKS theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông.

Cụ thể: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Điều này chứng tỏ việc dừng phương tiện không thể tùy tiện mà có 1 trong 4 căn cứ trên. Như CSGT thường hay viện dẫn lý do dừng là có "dấu hiệu vi phạm". Dấu hiệu thì cần xác minh làm rõ, kiểm tra để đi đến kết luận. Nhưng dễ thấy nếu kiểm tra ồ ạt, hầu như tất cả phương tiện xe tải (như Báo phản ánh) mà kết quả xử lý của mỗi ca, tổ TTKS này lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ thì chưa nói đến các vấn đề khác (tác phong, đạo đức công vụ, tiêu cực...) mà cho thấy chất lượng, hiệu quả của việc TTKS, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ trong việc phát hiện dấu hiệu, xử lý vi phạm (nếu có) này chưa đảm bảo.

>>> Video xe rơi vãi, cơi thùng, dấu hiệu quá tải rõ ràng nối nhau "thông chốt" CSGT:

Trong khi đó, Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA này quy định rõ trình tự 4-6 bước khi thực hiện TTKS. Cụ thể: CSGT thực hiện động tác chào, thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình giấy tờ; tiến hành kiểm soát giấy tờ đến kiểm soát phương tiện, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải...

Chỉ riêng việc kiểm tra giấy tờ, với đầy đủ các loại quy định, như Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới… cần lượng thời gian nhất định. Nếu căn cứ theo các tư liệu thực tế báo chí ghi nhận, cho thấy việc CSGT nhận vật (cho là giấy tờ) rồi quay đi và trả lại ngay cho tài xế trong khoảng 5-7 giây là dấu hiệu không đúng và không thể đảm bảo các quy định quy trình này - Luật sư Tín phân tích.

Dễ thấy kích thước thành thùng xe tải 75C-117.72 này cao hơn 1m

Trong khi chiều cao thành thùng đăng kiểm cho phép chỉ 0,95m

Đáng kể, theo Luật sư Tín, sau khi TTKS xong, cán bộ CSGT báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho tài xế kể cả vi phạm hay không vi phạm. Đồng thời ghi ngay vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, với các thông tin: thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn); kiểm tra phương tiện giao thông, biển số, người điều khiển phương tiện giao thông; hành vi vi phạm; biện pháp xử lý của Cảnh sát: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số thứ tự), biên bản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác; vụ việc tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác.

"Như vậy, quy trình dừng xe, kiểm soát được pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết, quy định cụ thể việc bảo lưu thông tin tất cả phương tiện dừng kiểm tra của CSGT. Quy trình này cần nhiều thời gian, không thể "chớp nhoáng" trong vòng 1-2 phút (từ khi tài xế dừng, xuống xe đến khi xe tiếp tục lưu thông). Để làm rõ các dấu hiệu bất thường, vi phạm quy trình TTKS này các cơ quan chức năng, thanh tra... như chỉ cần đối chiếu giữa các tư liệu thực tế và thông tin sổ nhật ký, kết quả TTKS để xác định, có các bước xử lý phù hợp, nghiêm minh theo quy định pháp luật hiện hành", Luật sư Tín phân tích.

Trong một diễn biến khác có liên quan, sau nhiều lần liên hệ và được Giám đốc Công an Quảng Trị bố trí làm việc với Đại tá Nguyễn Đức Cảm - Phó giám đốc Công an tỉnh, sáng 3/6, PV đến trụ sở làm việc. Tại đây, Đại tá Cảm yêu cầu Văn phòng Công an Quảng Trị làm việc PV để thu thập thông tin, và cho biết sẽ xác minh, trả lời báo chí sau.

Điều dư luận đặt câu hỏi, vấn nạn xe quá tải, cơi thùng... vô tư thông chốt CSGT với quy trình "kiểm tra chớp nhoáng", nhưng cả tuần nay, sau khi phản ánh trực tiếp lên Giám đốc Công an tỉnh vẫn đang ở bước "xác minh, làm rõ". Trong khi đó, ngoài hiện trường các xe chở đất, cát vẫn tung hoành?

Dân than, chính quyền trông chờ công an

Trao đổi với PV, đại diện Công ty Nguyên Hà, Công ty Sơn Dũng Quảng Trị (đơn vị chủ mỏ, chủ bến thủy nội địa, bãi tập kết cát - một trong số nguồn hàng điểm mỏ trong hành trình đoàn xe cơi thùng, chở có ngọn, rơi vãi, dấu hiệu quá tải rõ ràng từ Triệu Phong (Quảng Trị) về phía TP.Huế) cho biết, mỏ chưa lắp trạm cân, chủ mỏ chỉ tuyên truyền, vận động các đơn vị chở đúng tải, nhưng khó thực hiện. Việc chở như thế nào là của khách hàng (?).

Trong khi đó, phản ánh đến Báo Giao thông, người dân sống dọc đường Lê Lợi ra QL1 thị trấn Ái Tử (Triệu Phong) bày tỏ bức xúc vì đoàn xe quá tải chạy rầm rập cả ngày đêm, đường nhỏ nhưng mật độ xe lớn, lấn làn, mất ATGT, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn... Chủ tịch UBND xã Triệu Thượng (Triệu Phong) Nguyễn Quang Thịnh xác nhận, hầu hết xe ra vào khai thác, vận chuyển cát có tải trọng lớn, lưu lượng nhiều nên làm ảnh hưởng lớn đến hạ tầng. Nhưng xã không có quyền cấm phương tiện và không đủ cơ sở để kiểm tra tải trọng. Cái này do lực lượng CSGT TTKS, xử lý vi phạm..

Ông Lê Hài, Chủ tịch UBND xã Triệu Ái xác nhận, bãi tập kết cát sạn của Công ty TNHH MTV Sơn Dũng Quảng Trị (gọi tắt Công ty Sơn Dũng). Thời gian qua, tình trạng xe trọng tải lớn chở vật liệu chạy ngày đêm trên tuyến đường Lê Lợi kéo dài gây hư hại đường sá, nhiều điểm xuất hiện “ổ gà, ổ voi”; tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT… Đặc biệt, vào mùa nắng, lưu lượng xe chạy nhiều gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tương tự, theo ông Lê Xuân Lương, Chủ tịch UBND thị trấn Ái Tử (Triệu Phong), địa phương có tuyến Lê Lợi và QL1, là tuyến vận tải chính của các phương tiện chở đất cát nên nhận nhiều phản ánh của người dân về nạn xe chạy quá tốc độ, quá tải, ô nhiễm môi trường, ồn ào và mất ATGT.

Trước đó, Báo Giao thông có bài "Quảng Trị: Xe quá tải lộng hành đêm ngày, vô tư vượt chốt CSGT" ghi nhận vấn nạn xe chở cát dấu hiệu quá tải rõ ràng, cơi thùng, chở có ngọn, chảy nước lênh láng xuống mặt đường... nhưng điều lạ vô tư lột chốt TTKS trạm CSGT Hải Lăng (Phòng CSGT, Công an Quảng Trị) trên QL1 qua Quảng Trị. Trong khi đó, các tổ TTKS vẫn thực hiện thường xuyên việc dừng, kiểm tra hầu hết các phương tiện xe tải khi lưu thông qua lại, nhưng chỉ bằng quy trình "chớp nhoáng".

Báo Giao thông tiếp tục thông tin vụ việc này!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.