• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe công nông vô tư lưu thông sau 9 năm lệnh cấm

20/04/2016, 18:17

Mặc dù Chỉ thị cấm xe công nông hoạt động, nhưng tại Hà Nam, loại xe này vẫn đang hoạt động công khai.

9

Xe công nông tự chế nối đuôi nhau chạy trên QL1 qua huyện Thanh Liêm, Hà Nam

Mặc dù Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cấm xe vận chuyển nhỏ (xe công nông) hoạt động đã có hiệu lực 9 năm nay, nhưng tại Hà Nam, loại xe này vẫn đang hoạt động công khai. Đáng ngại hơn, trong hai năm gần đây, tại địa phương này loại xe tương tự chế cũng vô tư hoạt động.

Vô tư qua mặt lực lượng chức năng

Trong hai ngày 11-12/4, PV Báo Giao thông liên tục bắt gặp hình ảnh hàng chục xe công nông, xe tự chế vô tư di chuyển trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Hà Nam.

"Việc hỗ trợ chuyển đổi phương tiện, xóa xe công nông đã được Hà Nam triển khai từ lâu. Hiện nay, việc kiểm soát hoạt động của các xe công nông, xe tự chế đã được giao cho lực lượng cảnh sát gồm Phòng CSGT Công an tỉnh và Đội CSGT các huyện, TP. Trường hợp không kiểm soát tốt, để xe công nông, xe tự chế tái hoạt động thì hai lực lượng này phải chịu trách nhiệm trước Ban ATGT tỉnh”.

Ông Bùi Đức Tĩnh
Chánh văn phòng
Ban ATGT tỉnh Hà Nam

13h20 ngày 11/4, trên tuyến QL1 đoạn qua thôn Lác Nội, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, PV bắt gặp một xe công nông đầu dọc chở đầy xi măng đang ì ạch chạy trên đường. Do xe chở nặng, chạy chậm nên rất nhiều xe tải, xe khách đang chạy tốc độ cao phải phanh gấp để tránh chiếc xe này. 15h cùng ngày tại TL495B, PV bắt gặp một đoàn ba xe, trong đó có một xe công nông, hai xe tự chế dạng công nông đang chở cát có ngọn, không che phủ, đi từ đê sông Đáy theo TL495B hướng ra QL1. Bám theo đoàn xe này, PV thấy đoàn xe vô tư đi qua lực lượng liên ngành đang làm nhiệm vụ tại ngã ba giao QL1 – TL495B mà không hề bị kiểm tra, xử lý. Tương tự, tại TL494, lúc 12h46 cùng ngày, một xe công nông đầu dọc cũng vô tư đi qua khu vực lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ mà không hề bị kiểm tra xử phạt.

Ngày 12/4, khi di chuyển trên QL1 đoạn xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, PV tiếp tục bắt gặp nhiều xe công nông, xe tự chế chạy trên QL1. Có xe liều lĩnh chạy ngược chiều trên QL1 để đi tắt vào đổ đất cho hộ dân sinh sống ven đường.

Người dân địa phương cho biết, xe công nông và các xe tự chế tái xuất hiện nhiều ở địa phương này khoảng hai năm trở lại đây. Ban đầu chỉ là các hộ đang sở hữu xe công nông cố tình chạy chui vận chuyển nông sản, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng, vận chuyển hàng hóa của người dân tăng cao, nhất là ở những khu vực đường hẹp, xe tải không vào được, nên nhiều người đã tìm cách cải tiến chiếc công nông trước đây thành xe lôi, xe tự chế. Giữa năm 2014, một số hộ gia đình ở huyện Thanh Liêm mua được xe tự chế dạng công nông cải tiến giá rẻ hình thức nhỏ gọn, có khả năng chuyên chở “đáng nể”, nhiều người đã hùa theo, chi tiền sắm xe làm phương tiện vận tải.

Xóa xe công nông tự chế có khó?

Theo anh Nguyễn Văn Ng., một chủ xe công nông tự chế ở xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, xe tự chế dạng công nông có giá thị trường 80 triệu đồng/chiếc, nhưng chở được hàng nặng tới hai tấn, có thể tự nâng, hạ thùng - điều mà các xe tải nhẹ cùng kích thước không thể thực hiện được. Cũng theo anh Ng., xe công nông tự chế cho sinh lời rất cao, mỗi tháng cũng kiếm được hàng chục triệu đồng. Nếu có hàng chạy đều, thì chỉ cần một năm là hồi vốn.

Theo tìm hiểu của PV, hầu hết các xe công nông, tự chế này đều được đặt mua ở một cơ sở có tên “Cơ khí Ngọc Ánh”, địa chỉ 121 đường 19/5, TP Nam Định. Tuy nhiên, chủ các loại xe này cũng thừa nhận, việc sở hữu các xe loại xe công nông, tự chế loại này khá... mạo hiểm, dễ bị tịch thu. Loại phương tiện này không được kiểm định, không đảm bảo về điều kiện an toàn kỹ thuật, nên nguy cơ an toàn khi tham gia giao thông là rất cao.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Trung tá Trần Hùng Minh, Đội trưởng Đội CSGT, Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Nam khẳng định: “Hà Nam đã không còn xe công nông từ lâu. Toàn bộ hồ sơ về các dòng xe này đã được bàn giao cho Công an các huyện để xử lý. Còn với các dòng xe tự chế mới, khi bắt gặp chúng tôi vẫn yêu cầu anh em xử lý bình thường, sau đó giao lại cho công an các địa phương”. Trong khi đó, Trung tá Nguyễn Hà Thành, Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Thanh Liêm thừa nhận: “Trên địa bàn huyện hiện còn tồn tại khoảng 100 xe công nông, xe tự chế các loại. Việc xóa xe công nông, xe tự chế là công việc rất khó, bởi liên quan đến đời sống nhân dân”. Trung tá Thành cũng nhìn nhận: “Nguyên nhân các loại xe này còn tồn tại và có dấu hiệu bùng phát là do thời gian qua lực lượng chức năng phải căng mình tập trung xử lý xe quá tải nên có lơ là việc kiểm soát các loại xe này”.

“Tới đây, chúng tôi sẽ chỉ đạo lực lượng CSGT huyện tăng cường phối hợp với ban công an các xã, thị trấn tiếp tục rà soát và tuyên truyền vận động người dân cam kết chuyển đổi nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của loại xe này. Riêng với các trường hợp cố tình vi phạm sẽ tiến hành tịch thu, thanh lý theo quy định”, Trung tá Thành cho biết. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.