• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tái phát sạt lở, xuất hiện lỗ lớn trên đỉnh hầm đường sắt

14/04/2024, 09:26

Đến sáng nay (14/4), công tác xử lý sạt lở, thông hầm đường sắt qua Đèo Cả vẫn chưa khả quan do tái phát sạt lở và xuất hiện cả lỗ rỗng lớn trên đỉnh hầm, ngành chức năng thay đổi biện pháp xử lý...

Ghi nhận PV, ngay khu vực đường hầm đường sắt Bãi Gió (Km 1231+100, Khu gian Đại Lãnh - Hảo Sơn) một khối lượng lớn đất đá sạt lở tiếp tục lấp kín lưu thông.

Đáng nói, vị trí này vừa được ngành đường sắt hoàn thiện hót dọn, thông đường vào ngày 13/4.

Tái phát sạt lở, xuất hiện lỗ lớn trên đỉnh hầm đường sắt- Ảnh 1.

Lượng đất đá vẫn còn rơi từ đỉnh hầm lấp một phần tuyến đường sắt.

Trao đổi với PV, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh cho biết, đường hầm tái phát sạt lở vào tối 13/4, kéo theo một khối lượng đất đá đã lấp kín lại vị trí sạt lở mà công nhân mới hót dọn hôm qua. 

Đặc biệt, trên phía đỉnh hầm, các đơn vị chức năng phát hiện thêm một cái lỗ rộng khoảng 40cm. Nguyên nhân ban đầu xác định do lớp kết cấu, địa chất ở hầm bị tác động nên đất đá sạt lở và để lại khoảng trống lớn.

Ngay trong đêm, chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh đã họp với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, chủ đầu tư để đưa ra giải pháp khắc phục trước những diễn biến trong những ngày qua.

Sau khi khảo sát cả trong và ngoài hầm, các bên đã họp đề ra phương án sẽ phun bê tông vào lỗ tạo liên kết trên nóc hầm. Sau khi bê tông đã liên kết sẽ thu dọn đất đá, bố trí dầm thép để gia cố lại đỉnh hầm. 

"Thời gian thông tàu vẫn chưa xác định. Tất cả đang dồn sức và nỗ lực tối đa. Áp lực rất lớn là đường hầm nhỏ, tình trạng sạt lở tái phát", lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Phú Khánh thông tin.

Tái phát sạt lở, xuất hiện lỗ lớn trên đỉnh hầm đường sắt- Ảnh 2.

Đơn vị thi công huy động người và thiết bị tìm cách gia cố hầm.

Trong khi đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường phương tiện trung chuyển hành khách và hành lý giữa ga Giã (Khánh Hòa) và ga Tuy Hòa (Phú Yên) qua hầm đường bộ Đèo Cả, không làm gián đoạn hành trình trong khi chờ thông hầm đường sắt.

Thống kê, trong ngày 13/4, các đơn vị đã trung chuyển khách của 12 đoàn tàu Bắc - Nam với lượng khách khoảng 3.600 người.

Như Báo Giao thông đưa tin, vào lúc 12h45, ngày 12/4, tại hầm Bãi Gió (Km 1231+100, Khu gian Đại Lãnh - Hảo Sơn), tuyến đường sắt Bắc - Nam, trong điều kiện thời tiết bình thường, xảy ra sạt lở đất, đá trong khi đơn vị thi công đang sửa chữa tuyến hầm này.

Sạt lở không gây thiệt hại về người và tài sản nhưng có nhiều đất đá đổ xuống bịt đường hầm. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt.

Tái phát sạt lở, xuất hiện lỗ lớn trên đỉnh hầm đường sắt- Ảnh 3.

Hành khách đi tàu được bố trí xe trung chuyển giữa ga Giã và ga Tuy Hòa.

Sau khi xảy ra sự cố, Công ty CP Đường sắt Phú Khánh đã huy động hai đoàn tàu công trình vào từ hai đầu để vận chuyển đất, đá bị sạt. Tìm cách phun bê tông gia cố tạm vỏ hầm.

Ngành đường sắt phối hợp hai địa phương Phú Yên, Khánh Hoà đã và đang huy động hàng trăm lượt phương tiện giao thông đường bộ trung chuyển khách đi tàu giữa ga Giã (Khánh Hòa) và ga Tuy Hòa (Phú Yên) tiếp tục hành trình đi tàu. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.