• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả

Giao thông 24h

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả

13/04/2024, 18:52

Đơn vị chức năng huy động tối đa nhân vật lực để tăng tốc khắc phục sạt lở nhưng loạt yếu tố bất lợi khiến việc thông hầm đường sắt qua Đèo Cả chưa thể ấn định.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, đến chiều tối 13/4, các mũi thi công xử lý sạt lở hầm Bãi Gió (khu vực qua Đèo Cả, tỉnh Khánh Hòa) vẫn đang được các đơn vị chức năng tập trung tối đa, không ngưng nghỉ.

Đường hầm dài, vị trí sạt lở nằm cách cửa hầm phía bắc chừng 50m. Mặc dù công nhân đường sắt lắp nhiều mái vòm chống đỡ nhưng thỉnh thoảng đất đá vẫn rơi từng tảng xuống đường hầm.

Đầu máy thi công chở theo nhiều thiết bị, máy móc tập kết dọc hai bên đường ray, khu vực hầm. Lãnh đạo, cán bộ ngành đường sắt bám hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 1.

Công nhân đường sắt đưa vật tư vào gia cố mái hầm Bãi Gió.

Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh cho biết, hơn 200 công nhân, 2 đoàn tàu, 4 máy loại nhỏ đưa vào hầm nhằm khắc phục sự cố ngay từ khi xảy ra sạt lở, che lấp đường hầm.

Tuy nhiên, theo ông Vinh, khó khăn lớn nhất là tầng đất đá lâu năm đã bị phong hóa nên rơi tự do làm hỏng mái hầm. Đơn vị thi công đã làm mái vòm bằng sắt đỡ mái hầm để chống sạt lở hai lần, nhưng chưa thành công vì đất đá tiếp tục rơi. 

"Đây là lý do khách quan bất khả kháng, không phải do sơ suất trong quá trình sửa chữa. Các đơn vị đang triển khai loạt giải pháp thi công khắc phục, ứng phó với các diễn biến mới", ông Vinh nói.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 2.

Ngành đường sắt huy động tàu công trình mang thiết bị vào trong hầm.

Tại hiện trường, ngoài các mũi thi công đào hót, xúc đất đá sạt lở, vận chuyển ra ngoài, đơn vị thi công tập trung làm mái kết cấu khung sắt sẵn từ ga Đại Lãnh, cách hiện trường 500m. Lòng hầm thông đến đâu, các đơn vị sẽ chở mái đỡ này vào hầm, dùng hệ thống kích chống đỡ, tạo lực cho vỏ hầm.

"Hầm đường sắt này nằm dưới đoạn đường bộ qua Đèo Cả nên chúng tôi đã làm việc với chính quyền Phú Yên và Khánh Hòa, Cục CSGT, Bộ Công an tiến tới cấm tất cả các phương tiện xe tải đi lại trên đường Đèo Cả, nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm", ông Vinh nói.

Theo lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Phú Khánh, ban đầu các đơn vị chức năng đặt mục tiêu thông hầm vào 4h30 ngày 13/4. Nhưng đến sáng 13/4, hầm tiếp tục bị lở hơn 50m3 đất đá, hiện nay vẫn còn tiếp tục lở. Mặc dù, đã huy động tối đa thiết bị và nhân lực nhưng việc khắc phục rất khó khăn. Vì vậy, không thể nói trước mốc thời gian hoàn thành.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 3.

Máy xúc nhỏ được bố trí số lượng đủ để hoạt động trong hầm chật chội.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 4.

Công nhân tranh thủ từng giờ, từng phút thi công trong hầm để kịp thông tàu.

Được biết, hầm Bãi Gió được xây dựng năm 1930, khánh thành năm 1936, vỏ hầm làm bằng bê tông, dài hơn 300m, độ tĩnh không từ mặt đường ray lên mái hầm 5m, chỗ rộng nhất 5m.

Khoảng 12h45 ngày 12/4, tại hầm Bãi Gió (Km 1231+100, Khu gian Đại Lãnh - Hảo Sơn), tuyến đường sắt Bắc - Nam, trong điều kiện thời tiết bình thường đã xảy ra sạt lở đất, đá trong khi đơn vị thi công đang sửa chữa tuyến hầm này.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 5.

Một lán dã chiến được dựng ở cửa bắc hầm Bãi Gió.

Sạt lở không gây thiệt hại về người. Có khoảng 180m3 đất đá đổ xuống bịt đường hầm. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị ách tắc.

Sau khi xảy ra sự cố, Công ty CP Đường sắt Phú Khánh đã huy động hai đoàn tàu công trình vào từ hai đầu để vận chuyển đất, đá bị sạt, lở trong hầm để phun bê tông gia cố tạm vỏ hầm.

Ngành đường sắt phối hợp hai địa phương Phú Yên, Khánh Hòa đã và đang huy động hàng trăm lượt phương tiện giao thông đường bộ trung chuyển khách đi tàu giữa 2 ga Giã (Khánh Hòa) và Tuy Hòa (Phú Yên) tiếp tục hành trình đi tàu.

Chỉ tính riêng từ tối 12,  ngày 13/4 đã có gần 3.000 hành khách được trung chuyển qua khu vực hầm Đèo Cả để tiếp tục hành trình.

Một số hình ảnh ghi nhận công tác khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 6.

Đất đá trong hầm vẫn tiếp tục rơi khi đơn vị thi công cố thu dọn.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 7.

Sáng 13/4, khoảng 50m3 đất đá rơi xuống đường hầm.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 8.

Một hòn đá lớn rơi từ đỉnh hầm xuống sàn.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 9.

Vỏ hầm được đổ bằng bê tông đã rất nhiều năm.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 10.

Máy xúc nhỏ được đưa vào trong hầm để dễ bề xoay xở.

Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm đường sắt Đèo Cả- Ảnh 11.

Sàn hầm nhiều đoạn ứ nước và đất đá.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.