• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tai nạn rình rập trên đèo Ngoạn Mục nối Ninh Thuận và Lâm Đồng

26/11/2023, 10:46

Đèo Ngoạn Mục, QL27 qua hai tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng thường xuyên sạt lở vào mùa mưa, tiềm ẩn nguy cơ xe cộ lưu thông qua cung đường này.

Thời gian gần đây, tình trạng người dân, doanh nghiệp lấn chiếm hành lang đường bộ trên đèo Ngoạn Mục, QL27 qua Ninh Thuận đang tái diễn phức tạp.

Nguy hiểm hơn, tuyến đường huyết mạch này thường xuyên sạt lở vào mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ TNGT.

Tai nạn rình rập trên đèo Ngoạn Mục, QL27 - Ảnh 1.

Đèo Ngoạn Mục có nhiều khúc cua tay áo, thường xuyên sạt lở vào mùa mưa.

Sạt lở, hành lang đường bộ bị lấn chiếm

Theo ghi nhận của PV, tại khu vực đèo Ngoạn Mục, đoạn từ xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đi huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) hàng chục trường hợp đất rừng và hành lang an toàn đường bộ trên đèo bị đào phá nham nhở. 

Một số hộ dân lấn chiếm đất lâm nghiệp để dựng chòi, lán, đào đắp ta luy để mở hàng quán kinh doanh ăn uống, làm điểm dừng chân phục vụ khách du lịch.

Chạy dọc từ chân lên đỉnh đèo người đi đường dễ dàng bắt gặp nhiều hàng quán tự phát.

Tai nạn rình rập trên đèo Ngoạn Mục, QL27 - Ảnh 2.

Một vị trí người dân xây dựng hàng rào xâm lấn đất hành lang đường bộ đoạn qua xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn).

PV đếm được ít nhất gần 10 trường hợp người dân tự ý đào mái taluy thuộc hành lang đường bộ, san lấp mặt bằng, lấn chiếm đất rừng.

Nhiều nhất tập trung từ Km206+570 đến Km223+500, qua địa bàn xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn)…

Người dân địa phương cho hay, tuyến đèo Ngoạn Mục thường xảy ra các vụ sạt lở mỗi khi vào mùa mưa bão. Việc hàng quán mọc lên tự phát tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì tuyến đường huyết mạch này mật độ phương tiện lưu thông rất lớn. 

Anh Nguyễn Đức Sơn, tài xế xe khách tuyến Phan Rang – Đà Lạt bức xúc nói: "Đèo có nhiều khúc cua tay áo, gần đây một số hàng quán nở rộ mọc lên. Trời tối hoặc sương mù, ô tô bất ngờ từ các các quán ăn, nước giải khát đi ra nếu sơ ý không quan sát có thể va chạm gây tai nạn".

Tài xế Nguyễn Đình Danh, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho hay, anh thường xuyên qua đèo Ngoạn Mục xuống huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) bỏ hàng nông sản, nhiều lần thót tim khi phải né tránh các xe ra vào hàng quán tự phát dưới chân đèo, khi đang đổ dốc. 

Tai nạn rình rập trên đèo Ngoạn Mục, QL27 - Ảnh 3.

Hàng quán trái phép mọc lên san sát tiềm ẩn nguy cơ va chạm giao thông khi xe đang đổ đốc đèo.

Đơn vị quản lý, bảo trì tuyến (Cty TNHH Xây dựng Phan Đình) cho biết, thời gian qua nhân viên tuần đường tại Hạt quản lý đường bộ đã phát hiện nhiều vị trí xây dựng lấn vào đất hành lang đường bộ.

Các trường hợp này đều được lập biên bản nhưng hầu hết chủ nhà né tránh không hợp tác. Do không có thẩm quyền xử lý nên đơn vị quản lý tuyến chỉ ghi nhận và báo cáo chính quyền địa phương.

Theo ông Đặng Đức Nhã, PGĐ Cty TNHH Xây dựng Phan Đình, vào mùa mưa đoạn đèo qua địa phận tỉnh Ninh Thuận hay xảy ra sạt lở. Vừa qua, mưa liên tục trong hai ngày 14 – 15/10 đã khiến 10 vị trí trên đèo bị sạt lở đất đá, làm hư hại ta luy.

"Đất đá sạt tràn xuống đường tuy không gây ách tắc giao thông nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Qua khảo sát, đơn vị bảo trì đã đề xuất cần gia cố, xử lý thêm 7 vị trí có nguy cơ sạt lở cao để đảm bảo giao thông thông suốt", ông Nhã nói.

Cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm

Ông Bùi Duy Anh, Trưởng Văn phòng quản lý đường bộ IV.1 (Khu QLĐB IV) cho biết, đơn vị này đang phối hợp với UBND huyện Ninh Sơn, Ban quản lý rừng Krông Pha, đơn vị quản lý bảo trì tuyến QL27 lập đoàn công tác cưỡng chế các công trình lấn chiếm hành lang an toàn trên đèo Ngọan Mục. 

Cuối năm 2022, đơn vị đã phối hợp giải tỏa hành lang đường bộ trên tuyến. Các công trình đã giải tỏa trước đây (đoạn từ Km206+570 đến Km223+500) nay tiếp tục tái diễn.

Tai nạn rình rập trên đèo Ngoạn Mục, QL27 - Ảnh 4.

Đèo Ngoạn Mục thường xuyên sạt lở vào mùa mưa ảnh hưởng xe cộ qua lại. (Trong ảnh một vị trí sạt lở trên đèo trong đợt mưa giữa tháng 10).

Tháng 6/2023 đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với UBND xã Lâm Sơn lập biên bản thêm 6 trường hợp. 

"Để lập lại trật tự, Văn phòng đang phối hợp với địa phương giải tỏa các công trình vi phạm. Trường hợp san lấp mặt bằng, đấu nối trái phép ra đường sau khi cưỡng chế tháo dỡ dự kiến sẽ lắp đặt hộ lan để bảo vệ…", ông Duy Anh nói.

Theo báo cáo UBND huyện Ninh Sơn gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, qua thống kê có 26 hộ dân, doanh nghiệp vi phạm, trong đó có 19 trường hợp lấn chiếm đất thuộc phạm vi hành lang đường bộ. 

Ngoài ra 6 trường hợp tự ý dựng chòi trái phép trong lâm phận rừng phòng hộ thuộc quản lý của Ban quản lý rừng Krông Pha. Đến nay, mới có hai trường hợp nộp tiền phạt và hoàn thành biện pháp khắc phục hậu quả.

Tai nạn rình rập trên đèo Ngoạn Mục, QL27 - Ảnh 5.

Một đoạn đèo Ngoạn Mục qua xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn cho biết, vừa qua lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiểm điểm cá nhân liên quan.

Các trường hợp vi phạm đất hành lang an toàn đường bộ, lấn chiếm đất rừng sẽ được xử lý đúng trình tự, thủ tục đúng quy định. 

"Hiện chúng tôi đang củng cố hồ sơ vận động các hộ dân vi phạm tháo dỡ công trình xây trái phép. Trường hợp không tự khắc phục, huyện sẽ thành lập đoàn cưỡng chế để lập lại trật tự và đảm bảo an toàn giao thông", ông Hòa nói.

Đèo Ngoạn Mục (hay đèo Sông Pha) trên QL27 dài hơn 18km kết nối huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Đèo này được mệnh danh là một trong những con đèo đẹp và nguy hiểm nhất Việt Nam do có nhiều khúc cua tay áo. Đèo là tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai thành phố du lịch Đà Lạt và Phan Rang (Ninh Thuận) và các tỉnh Nam Trung bộ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.