• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Hàng loạt hàng quán chiếm đất rừng xây công trình trái phép trên đèo Ngoạn Mục

ATGT địa phương

Hàng loạt hàng quán chiếm đất rừng xây công trình trái phép trên đèo Ngoạn Mục

28/10/2023, 13:38

Hàng quán, công trình xây dựng lấn chiếm đất hành lang an toàn đường bộ, đất rừng mọc lên nhan nhản trên đèo Ngoạn Mục, QL27 qua Ninh Thuận đi Đà Lạt.

Ngày 28/10, ông Bùi Duy Anh, Trưởng văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 (Khu QLĐB IV) cho biết đơn vị vừa phối hợp với UBND huyện Ninh Sơn, Ban quản lý rừng Krông Pha và đơn vị quản lý bảo trì tuyến QL27 kiểm tra xử lý công trình xây dựng lấn chiếm đất lâm nghiệp và hành lang đường bộ trên đèo Ngoạn Mục, quốc lộ 27 qua Ninh Thuận.

Hàng loạt hàng quán chiếm đất rừng xây công trình trái phép trên đèo Ngoạn Mục - Ảnh 1.

Một công trình xây dựng đổ đá kiên cố lấn chiếm hành lang đường bộ QL27 vừa bị đoàn kiểm tra "tuýt còi".

Trước đó, cuối năm 2022, đơn vị đã phối hợp giải tỏa các vật dụng buôn bán, ô dù, mái che, biển hiệu… lắp đặt trái phép trong phạm vi đất của đường bộ, vi phạm lòng lề đường trên QL27 thế nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn.

Qua những đợt kiểm tra gần đây, đoàn công tác tiếp tục phát hiện nhiều công trình, lều quán lắp đặt trái phép trên đèo Ngoạn Mục đoạn đi qua địa bàn xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn).

Đoàn đã cho tháo dỡ 16 lều quán, mái che, 12 khung sắt chôn trụ căng bạt và lập biên bản 6 trường hợp.

Hàng loạt hàng quán chiếm đất rừng xây công trình trái phép trên đèo Ngoạn Mục - Ảnh 2.

Dọc đèo Ngoạn Mục, nhiều hàng quán tạm bợ lấn chiếm đất rùng, hành lang an toàn đường bộ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Việc kiểm tra xử lý vi phạm đối với diện tích đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn QL27 gặp nhiều khó khăn. Trong đó một số trường hợp người dân làm chòi, lán tạm là người ở địa phương khác, đã diễn ra từ nhiều năm trước.

Bên cạnh đó, việc xác định hành vi vi phạm còn gặp nhiều phức tạp do liên quan đến các quy định của pháp luật về Luật Đất đai, Luật Xây dựng.

Để lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, các bên tham gia thống nhất tổ chức lực lượng phối hợp tổng kiểm tra, rà soát tình trạng sử dụng đất và các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ QL27 và vi phạm đất rừng. 

"Sau khi có kết quả kiểm tra, phân loại tình trạng sử dụng đất và các hành vi vi phạm. Văn phòng QLĐBIV.1 phối hợp với UBND huyện Ninh Sơn cùng các đơn vị có liên quan thực hiện xử lý theo quy định", ông Duy Anh nói.

Hàng loạt hàng quán chiếm đất rừng xây công trình trái phép trên đèo Ngoạn Mục - Ảnh 3.

Một căn nhà xây dựng trái phép trên đèo Ngoạn Mục chưa được tháo dỡ.

Đáng chú ý, quá trình kiểm tra, UBND xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) cho rằng công trình xây dựng lán trại tại Km211+400, QL27 của đơn vị bảo trì tuyến lắp đặt, tập kết thiết bị là chưa đúng quy định.

Sau buổi làm việc mới đây, các bên đã thống nhất, phạm vi lán trại (nhà tiền chế) thuộc phạm vi nền, mặt đường cũ của QL27 (đất giao thông - PV).

Lán trại sử dụng vào mục đích tập kết vật tư, xe máy, thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo trì và ứng cứu khắc phục hậu quả thiên tai trên tuyến QL27 khu vực đèo.

Văn phòng đã yêu cầu đơn vị bảo trì liên hệ các cơ quan chức năng địa phương để được hướng dẫn hoàn thiện thủ tục theo quy định về Luật Đất đai, Luật Xây dựng.

Hàng loạt hàng quán chiếm đất rừng xây công trình trái phép trên đèo Ngoạn Mục - Ảnh 4.

Bên trong lán trại Km211+400 để tập kết thiết bị, biển cảnh báo của đơn vị bảo trì tuyến, kịp thời ứng cứu xử lý các sự cố trên đèo.

Ông Đặng Đức Nhã, Phó giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình (đơn vị quản lý tuyến) giải thích, trước đây khi xảy ra sạt lở, sự cố trên đèo thiết bị xe máy, nhân lực phải điều động từ dưới chân đèo đi lên mất nhiều thời gian.

Để phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tập kết thiết bị kịp thời ứng cứu đơn vị đã dựng lán trại, nhà tiền chế gần đỉnh đèo…, không kinh doanh buôn bán.

"Giữa tháng 10 đã xảy ra hơn 12 vị trí sạt lở, nhờ xe máy có sẵn đã xử lý, khắc phục nhanh, không để xảy ra ách tắc giao thông trên QL27 đoạn qua đèo Ngoạn Mục", ông Nhã khẳng định.

Đèo Ngoạn Mục (hay đèo Sông Pha) trên QL27 dài hơn 18km, kết nối huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) được mệnh danh là một trong những con đèo đẹp và nguy hiểm bậc nhất Việt Nam do có nhiều khúc cua tay áo. Con đèo này là tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai thành phố du lịch Đà Lạt và Phan Rang (Ninh Thuận) và các tỉnh Nam Trung bộ.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.