• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Quản chặt lái tàu, siết vi phạm nồng độ cồn dịp 2/9

23/08/2023, 16:13

Đường sắt siết đảm bảo an toàn dịp lễ Quốc khánh 2/9, tăng cường kiểm tra đột xuất lái tàu.

Cục Đường sắt VN vừa có văn bản yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), an ninh trật tự đường sắt dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Theo đó, Cục Đường sắt VN đề nghị các tỉnh/thành có đường sắt đi qua rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời biển báo hiệu đường bộ còn thiếu, mất, hư hỏng tại các đường ngang; bổ sung vạch dừng, gồ, gờ giảm tốc tại các khu vực/vị trí giao cắt giữa đường bộ - đường sắt có nguy cơ cao xảy ra tai nạn.

Tăng cường công tác tổ chức cảnh giới, chốt gác tại các điểm giao cắt, đặc biệt là các lối đi tự mở có nguy cơ mất an toàn cao nhưng chưa thể rào, đóng được; Tạo bề mặt bằng phẳng, êm thuận cho các lối đi tự mở tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; phát quang tầm nhìn cả hai phía đường bộ và đường sắt tại các điểm giao cắt đường bộ - đường sắt.

Đường sắt siết công tác đảm bảo an toàn dịp lễ Quốc khánh 1/9, trong đó tăng cường kiểm tra lái tàu trước khi lên ban (Ảnh: minh họa).

Tổng công ty Đường sắt VN có trách nhiệm quản lý chặt chẽ đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu, đặc biệt là lái tàu trong việc chấp hành nghiêm tốc độ, tải trọng, biểu đồ chạy tàu, quy trình tác nghiệp và nồng độ cồn khi lên ban làm việc.

Kiên quyết không đưa các phương tiện đầu máy, toa xe, đặc biệt là các toa xe khách không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vào khai thác.

DN này cũng cần phối hợp tốt với các cơ quan chức năng địa phương nơi có đường sắt đi qua làm tốt công tác an ninh, trật tự, phòng, chống nạn cò mồi, phe vé; Tăng cường lực lượng bảo vệ trên tàu, dưới ga để làm tốt công tác an ninh trật tự trên các đoàn tàu đông khách, chạy trên các tuyến phức tạp và tại các nhà ga đông khách.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội cho biết, riêng với đội ngũ lái tàu, đường sắt có quy định nghiêm ngặt về kiểm tra quy trình, quy phạm và nồng độ cồn trước khi lên ban.

Cụ thể, với các ban lái tàu lên ban trước 6h00, lái tàu phải có mặt từ 22h00 đêm hôm trước tại nhà lưu trú để ngủ nghỉ, đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo để hôm sau kéo tàu sớm. Với tất cả các chuyến tàu, trước khi nhận đầu máy, kéo tàu, các tổ lái tàu phải có mặt tại phòng trực ban đầu máy để thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm về quy trình, quy phạm và các quy định liên quan. Cùng đó, kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo nồng độ cồn trong hơi thở. Chỉ lái tàu nào đạt yêu cầu, trực ban chạy tàu mới xác nhận cho lên ban làm việc.

“Hành trình tàu trên đường, nhất là tàu khách đường dài như tàu Thống Nhất, lái tàu sẽ thay nhau, đảm bảo mỗi lái tàu chỉ đảm nhận lái tàu khoảng 3-4 giờ là được nghỉ, để đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo khi điều khiển đầu máy. Đơn vị cũng tăng cường kiểm tra áp máy, giám sát lái tàu trên đầu máy hoặc kiểm tra đột xuất tại ga tàu có dừng đỗ”, vị đại diện cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.