• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đường sắt "điểm danh" điểm đen tai nạn

21/07/2023, 17:08

Tin từ Cục Đường sắt VN, 6 tháng đầu năm 2023, tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt tăng cả hai tiêu chí số vụ và số người chết.

Cụ thể, cả nước xảy ra 92 vụ, tăng 3 vụ (3%). Trong số này có 48 vụ tai nạn nghiêm trọng, 44 vụ tai nạn ít nghiêm trọng, làm chết 49 người, tăng 11 người (29%); làm bị thương 41 người, giảm 13 người (24%).

Đáng chú ý, có 33 vụ xảy tại lối đi tự mở, 14 vụ tại đường ngang cảnh báo tự động, 43 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình dọc theo đường sắt.

Theo Cục Đường sắt VN, tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường sắt tại một số địa phương còn diễn biến phức tạp, chưa được chính quyền địa phương (cấp xã, huyện) giải quyết triệt để, điển hình tại Bình Thuận, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Trị, Bình Định, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Bình Dương, TP.HCM.

Cục Đường sắt VN đề nghị địa phương tổ chức cảnh giới tại các lối đi tự mở, điểm đen TNGT đường sắt. (Ảnh: Hà Nội tổ chức chốt gác cảnh giới an toàn tại lối đi tự mở).

Cơ quan này cũng "điểm danh" các điểm đen về TNGT đường sắt tại Mỹ Lộc (Nam Định), Ý Yên (Nam Định), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Diễn Châu (Nghệ An), Nghi Lộc (Nghệ An).

Trước tình hình này, Cục Đường sắt VN đã có văn bản gửi các ban ATGT các tỉnh có đường sắt đi qua đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan trật tự ATGT đường sắt. Đặc biệt tuyên truyền quy tắc giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng ô tô.

Đồng thời chủ trì kiểm tra, chỉ đạo các chủ thể liên quan tại địa phương thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở. Trong thời gian chờ xóa bỏ các lối đi tự mở, bố trí nhân lực cảnh giới ATGT tại các vị trí này và các vị trí điểm đen nguy cơ cao xảy ra TNGT đường sắt.

Cục Đường sắt VN cũng đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch, lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở. Ưu tiên kinh phí đầu tư để thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của địa phương như xây dựng hàng rào, đường gom và công trình phụ trợ khác để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt; giải tỏa các vị trí vi phạm tầm nhìn, hành lang ATGT đường sắt.

Tổng công ty Đường sắt VN có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo trật tự, ATGT đường sắt, an toàn chạy tàu tại các vị trí giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt; các điểm thi công công trình trên đường sắt đang khai thác; các cơ sở khám, sửa chữa, chỉnh bị, vận dụng phương tiện giao thông đường sắt, việc khám xe, thử hãm, lập tàu tại các ga đường sắt.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy chuẩn, quy trình tác nghiệp kỹ thuật đảm bảo an toàn chạy tàu đối với đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, đặc biệt là đội ngũ lái tàu, trực ban chỉ huy chạy tàu, trưởng tàu, gác đường ngang, gác cầu chung. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm..

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.