• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho mình, "bỏ quên" con trẻ

14/08/2023, 18:10

Không ít những vụ trẻ bị thương vong do vùng đầu va chạm mạnh xuống đường sau TNGT nhưng phụ huynh vẫn chủ quan, không đội mũ bảo hiểm cho con.

Lỗi ở phụ huynh

Giữa giờ cao điểm buổi sáng, người phụ nữ đi chiếc xe tay ga chở theo hai con nhỏ, một bé đứng phía trước, bé còn lại nhỏ hơn được cho ngồi phía sau ôm eo mẹ.

Không khó bắt gặp hình ảnh phụ huynh quên đội mũ bảo hiểm bảo vệ con khi tham gia giao thông bằng xe máy (ảnh minh hoạ).

Chị đội mũ bảo hiểm (MBH) nhưng hai bé con đứa đầu trần, đứa chỉ đội chiếc mũ vải chống nắng thông thường, luồn lách qua dòng người đông đúc khiến nhiều người ái ngại.

Bởi chỉ cần bất ngờ có chiếc xe cắt ngang qua hoặc xe phía trước dừng đột ngột khiến chị phanh gấp, bé lớn theo quán tính có thể đập mặt vào tay lái trong khi đứa nhỏ có thể ngã khỏi xe, vô tình sẽ bị thương nếu những chiếc xe phía sau không làm chủ được tốc độ.

Sự thật đã có không ít những vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra gây thương vong cho trẻ dưới 6 tuổi khi đi xe máy. Đơn cử như khoảng 17h30 ngày 1/3, một xe tải lưu thông trên tuyến ĐT744 theo hướng từ TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đi huyện Dầu Tiếng, khi đến đoạn ngã tư Phú Thứ, xã Phú An đã va chạm với xe máy chở 4 người, khiến 2 người phụ nữ bị thương, trong khi 2 con nhỏ khoảng 3 - 5 tuổi tử vong thương tâm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu hai cháu nhỏ được đội MBH, có lẽ không xảy ra hậu quả đáng tiếc như vậy.

Trẻ không cần đội mũ: Nhận thức sai

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), cứ 4 phút trôi qua trên thế giới sẽ có 1 trẻ em bị tử vong, có nguyên nhân từ chấn thương vùng đầu khi tham gia giao thông và trong các trò chơi vận động. Riêng ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong, 4.000 trẻ bị thương, chiếm gần 20% số người tử vong do TNGT mỗi năm.

PGS.TS Nguyễn Đức Chính, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết thêm, tại Việt Nam, thương tích do TNGT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tai nạn thương tích (38,5%), tỷ lệ tử vong do TNGT cũng đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong do chấn thương (57,3)%, trong đó chủ yếu do chấn thương sọ não.

Theo ông Chính, khi xảy ra tai nạn, trẻ em đang ngồi trên xe máy sẽ bị rơi xuống đường với khoảng cách gần 1,5m và vận tốc rơi là 19km/h. Với vận tốc này, sự va đập xuống mặt đường sẽ rất mạnh và có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến não của trẻ nếu không đội MBH.

“Nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới chỉ rõ việc đội MBH đạt chuẩn cho trẻ từ 3 - 6 tuổi làm giảm nguy cơ chấn thương đầu và chấn thương sọ não tới gần 70% và giảm nguy cơ chấn thương sọ não nghiêm trọng đến gần 80% nếu không may xảy ra TNGT. Kết quả này đúng cho mọi độ tuổi, kể cả trẻ em”, ông Chính cho hay.

PGS.TS Phạm Việt Cường, Đại học Y tế công cộng cho rằng, theo kết quả khảo sát tại 10 tỉnh, thành phố cho thấy, chỉ có 44% trẻ đội MBH, có địa phương chỉ đạt 28%. Riêng trẻ dưới 6 tuổi thì chủ yếu khuyến nghị để cha mẹ đội mũ cho con.

“Chúng ta đang nhận thức sai lầm cho rằng, trẻ em dưới 6 tuổi không cần đội MBH khi ngồi trên mô tô, xe máy, trong khi đó, để bảo vệ trẻ khỏi thương vong do TNGT, quy định đội mũ cho trẻ dưới 6 tuổi là cần thiết”, ông Cường nhấn mạnh.

Việt Nam chưa có quy định bắt buộc đội MBH cho trẻ dưới 6 tuổi và quy chuẩn, tiêu chuẩn về MBH cho lứa tuổi này, đây được cho là khoảng trống pháp luật cần được lấp đầy (ảnh minh hoạ).

Cần quy chuẩn và tiêu chuẩn về MBH cho trẻ dưới 6 tuổi

Sau khoảng 16 năm thực hiện quy định bắt buộc đội MBH, Việt Nam thường được cộng đồng quốc tế đánh giá là một điểm sáng về thực thi chính sách đội MBH với người đi mô tô xe máy, tỷ lệ đội MBH lớn hơn 90% thậm chí 95% tại nhiều địa phương.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khi tỷ lệ đội MBH của trẻ em trên 6 tuổi ngồi trên mô tô xe máy còn thấp; tỷ lệ đội MBH không đạt chuẩn còn khá cao (khoảng từ 20-45%).

Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có quy chuẩn và tiêu chuẩn MBH cho trẻ em dưới 6 tuổi khi ngồi trên xe máy trong khi đây là nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ nhất.

TS Nguyễn Minh Hiếu, Đại học Giao thông vận tải cho biết, tại nhiều quốc gia phát triển, pháp luật cấm trẻ em dưới 10-14 tuổi ngồi trên mô tô xe máy do hành vi này tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho trẻ.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân và trong nhiều trường hợp là phương tiện đi lại duy nhất của nhiều hộ gia đình. Do đó, việc cấm trẻ em trên phương tiện này trong khi chưa có các phương tiện công cộng thay thế là hướng đi không khả thi. Tuy nhiên, nếu cho phép chở trẻ em trên xe máy, sẽ cần nghiên cứu để sớm ban hành những quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ trẻ, bao gồm cả yêu cầu về đội MBH, trong đó, cần bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn MBH cho trẻ dưới 6 tuổi.

PGS.TS Nguyễn Đức Chính cho biết, theo đánh giá của các chuyên gia nhi khoa hàng đầu thế giới, hiện không có một dữ liệu chính thức nào kết luận phần cổ của trẻ em sẽ bị tổn thương nếu đội MBH được thiết kế đúng quy chuẩn và được cấp giấy chứng nhận chất lượng.

“MBH chuẩn của trẻ em là loại khá phổ biến trên thế giới, được thiết kế rất gọn, nhẹ nên không thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển đốt sống cổ của trẻ. Trẻ em các nước đội MBH khi đi xe đạp, chơi thể thao khá phổ biến và được quy định ở nhiều nước”, ông Chính cho biết.

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, tại Việt Nam, hiện chưa có quy chuẩn MBH dành cho trẻ dưới 6 tuổi nên khi quy định trẻ dưới 6 tuổi phải đội MBH cần xem xét sớm ban hành tiêu chuẩn này.

Theo ông Tạo, xây dựng quy chuẩn về MBH cho trẻ em không nên đi vào các tiêu chí cứng như khối lượng bao nhiêu, độ lún thế nào mà cần tham khảo kinh nghệm các nước, MBH phải nhẹ và thoải mái cho trẻ sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến đầu và xương cổ còn chưa hoàn thiện của trẻ.

Ban hành quy định bắt buộc đội MBH cho trẻ dưới 6 tuổi cần song song với việc hoàn thiện quy định về xử phạt để tăng tính răn đe (ảnh minh hoạ).

Không xử phạt - không thay đổi được hành vi

Song song với ban hành quy định bắt buộc đội MBH, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về MBH cho trẻ dưới 6 tuổi, ông Cường cho biết cũng cần hoàn thiện quy định về xử phạt về hành vi không đội MBH cho trẻ em dưới 6 tuổi trên mô tô, xe máy bằng việc sửa đổi Nghị định 123/2021.

Đồng thời, có thể mở rộng nghiên cứu các quy định về tốc độ khi chở trẻ em, cũng như các kết cấu ghế hoặc đai được chuẩn hóa khi chở trẻ em dưới 6 tuổi trên xe máy.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng VP Luật Tinh thông cho biết, Luật GTĐB 2008 đã quy định người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy phải đội MBH có cài quai đúng quy cách.

Tuy nhiên Nghị định 123/2021 quy định phạt tiền đối với người điều khiển xe nhưng lại trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi.

Do không bị phạt nên nhiều bậc phụ huynh, người lớn chở trẻ dưới 6 tuổi không có ý thức đội MBH cho con, cháu mình. Đây là thực trạng đã diễn ra nhiều năm qua, trong khi, nếu xảy ra va chạm, nguy cơ trẻ em bị tổn thương rất lớn, nhất là khi phần đầu không được bảo vệ.

“Chính vì vậy, cần bổ sung thêm quy định xử phạt người điều khiển mô tô, xe gắn máy chở trẻ dưới 6 tuổi mà không đội MBH cho trẻ để nâng cao ý thức chấp hành, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ nằm trong độ tuổi này”, ông Bình nhấn mạnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.