• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nguy hiểm “kích tốc” xe đạp điện

18/10/2016, 09:54
image

Xe đạp điện theo quy định là dòng xe thô sơ, vận tốc thiết kế không quá 25km/h.

8

Nhân viên cửa hàng chỉ cần tháo dây hãm tốc thì chiếc xe đạp điện sẽ được “kích tốc”chạy nhanh như xe máy điện

Xe đạp điện theo quy định là dòng xe thô sơ, vận tốc thiết kế không quá 25km/h. Nhưng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đa số các cửa hàng kinh doanh xe đạp điện đều tìm cách “kích tốc” cho xe đạp điện chạy tới 35 - 40 km/h.

“Hô biến” xe đạp điện thành… xe máy điện

Chiều 14/10, trong vai một khách hàng cần mua xe đạp điện cho con học lớp 7, PV Báo Giao thông tới cửa hàng xe đạp điện, xe máy điện trên phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội và được giới thiệu hàng loạt xe đạp điện như: Nijia Dibao giá 8,2 triệu đồng, xe Zoomer Dibao giá 8,9 triệu đồng… “Xe khỏe lắm, chạy được 35-45km/h”, nam nhân viên cửa hàng tên H. nhanh nhảu giới thiệu.

Khi PV chất vấn: “Đây là xe đạp điện, quy định chỉ được chạy 25km/h thôi mà?”, thì nhân viên H. giải thích, chỉ cần điều chỉnh kỹ thuật bằng cách tháo dây hãm tốc, thì chiếc xe đạp điện sẽ được “kích tốc” chạy nhanh như xe máy điện và nếu khách hàng muốn, cửa hàng sẽ tháo tất cả bàn đạp, xích, líp, giỏ xe, cốp nhựa đựng đồ và yên sau… những bộ phận làm tăng khối lượng xe đạp điện để cản tốc độ xe.

Để chứng thực lời giới thiệu của mình, H. đưa chúng tôi sang bộ phận sửa chữa xe để mục sở thị cách “kích tốc”. Phía trong phần nhựa ốp dưới gầm xe đạp điện có một đoạn dây điện đơn màu nâu đen được nối với nhau bởi hai giắc điện nhỏ, chỉ cần tháo hai đầu giắc điện này không cho cắm vào nhau thì xe sẽ đạt 40 - 45km/h thay vì như thiết kế 25km/h. Lúc này, công tắc chỉnh vận tốc được thiết kế bên tay trái của xe đạp điện sẽ bị vô hiệu hóa.

“Xe đạp điện là xe thô sơ, không phải đăng ký, độ tuổi nào cũng đi được, nếu anh chị mua cho con đang học cấp II thì chỉ mua xe đạp điện rồi “kích tốc” lên thì chạy bốc không thua gì xe máy điện, mà CSGT cũng không phạt được”, H. nói.

Ngay cả trên mạng, những lời quảng cáo hướng dẫn tăng tốc độ cho xe đạp điện, hướng dẫn cách tháo dây tốc độ cho xe điện… được quảng cáo tràn lan, công khai, cùng với những hình ảnh vi phạm giao thông trong quảng cáo như đi xe máy điện nhưng không đội MBH... Điển hình như quảng cáo xe máy điện Zoomer 2016 của hãng Anbico được đăng tải trên Youtube và trang web tapdoanxedien.vn hay quảng cáo Xe máy điện M133s Plus 2016 đăng tải trên trang xebaonam.com; hướng dẫn “kích tốc” trên thegioixechaydien.com.vn; xedien.com.vn...

>>> Xem thêm video:

Xe nào cũng “kích tốc”

Được coi là nơi đầu tiên trong cả nước xuất hiện xe đạp điện, xe máy điện với những chiếc xe đi theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc về, đến nay trào lưu đi xe đạp điện, xe máy điện ở Hải Phòng vẫn phát triển mạnh mẽ. Mấy năm gần đây, phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng trở thành “phố xe điện” bởi con phố dài hơn 2km này tràn ngập các cửa hàng xe đạp điện, xe máy điện. Bất cứ loại xe nào, mẫu mã gì mới xuất hiện đều có thể tìm thấy ở đây.

Xe đạp điện là loại hình phương tiện giao thông mới xuất hiện ở nước ta trong một số năm gần đây; Hiện nay, trong Luật GTĐB chưa có quy định cụ thể về việc phải đăng ký, đăng kiểm, hạn chế độ tuổi người điều khiển phương tiện này. Sau một thời gian xe đạp điện đưa  vào lưu hành, nhiều địa phương thấy xe đạp điện nếu không quản lý chặt chẽ thì sẽ phát sinh rất nhiều bất cập về ATGT. Vì vậy, một số ý kiến đề xuất nên quy định xe đạp điện là phương tiện đã có động cơ thì phải đưa vào như một phương tiện cơ giới đường bộ, như xe máy điện để quản lý. Để nâng cao công tác quản lý Nhà nước, nhằm hạn chế nguy cơ mất ATGT từ loại hình phương tiện này, trong thời gian tới, khi triển khai xây dựng Dự án Luật sửa đổi Luật GTĐB, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, xem xét phương án quản lý xe đạp điện chặt chẽ hơn, bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực tiễn.

(Vụ ATGT, Bộ GTVT)

Trong vai một khách có nhu cầu mua xe điện, PV đã được các chủ cửa hàng giới thiệu hàng chục chủng loại xe điện khác nhau. Tại cửa hàng xe điện T.K trên đường Lê Lợi, quận Lê Chân, chủ cửa hàng tiếp thị: “Bây giờ đi xe đạp điện có hai cái bàn đạp trông “quê” lắm, nếu cháu nhỏ chưa đủ tuổi đi xe máy điện thì mua xe đạp điện, nhưng cửa hàng sẽ giúp cho thành như xe máy điện, tức là tháo bỏ hãm tốc độ để xe chạy nhanh 35-45km/h, tháo bàn đạp để xe không có dấu hiệu của xe đạp điện…”.

Không chỉ có thế, tại cửa hàng xe điện M.H trên đường Lê Lợi, chủ cửa hàng khẳng định: Các loại xe đều có các mức tốc độ khác nhau, thích nhanh thì chỉ cần bấm nút xe lên được 55km/h, mức hãm tốc độ khác là 45 rồi 40km/h. “Cả xe máy lẫn xe đạp điện, thích tăng tốc độ tối đa cao thì được cao thôi, chỉ cần ngắt dây hãm tốc độ và tắt công tắc hạn chế tốc độ”, chủ cửa hàng vừa nói vừa chỉ xuống dưới đất, nơi la liệt các đoạn dây điện nối với công tắc bị cắt bỏ.

Tại đại lý xe đạp điện T.T tại khối 3, thị trấn Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An, anh Thức, chủ cửa hàng cũng khẳng định, để điều chỉnh xe đạp điện chạy nhanh hay chậm chỉ cần tháo bỏ bộ phận hạn chế tốc độ, chạy lại điều tốc (hay còn gọi là IC) thì xe sẽ chạy nhanh hơn. “Khách hàng trừ người già và trẻ em, còn từ học sinh THCS trở lên đều thích điều chỉnh tốc độ xe chạy nhanh hơn thiết kế”, anh Thức nói.

Trao đổi về vấn đề này, Đại úy Nguyễn Thanh Bình, Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An cho biết: “Việc điều chỉnh tốc độ xe nhanh hơn thiết kế, nhất là với xe đạp điện mảnh mai, người điều khiển không phải đội mũ bảo hiểm sẽ rất nguy hiểm khi phương tiện tham gia giao thông. Đơn vị sẽ cho kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các cửa hàng bán xe đạp điện tự ý điều chỉnh vận tốc xe sai với thiết kế ban đầu, gây mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ TNGT”.

Cần ngăn chặn xe máy điện “cải trang” thành xe đạp điện và ngược lại

Theo Cục Đăng kiểm VN, đến nay có hơn 240 nghìn xe đạp điện lắp ráp trong nước và gần 5.500 xe nhập khẩu được cấp chứng nhận kiểm định an toàn chất lượng (trong đó, xe nhập khẩu năm 2015 -2016 chỉ hơn 300 chiếc). Ngoài số lượng đã được cấp chứng nhận đăng kiểm, trên thực tế có nhiều xe không rõ nguồn gốc nhưng vẫn được mua bán, lưu thông trên thị trường. Nguyên nhân một phần do không có quy định về quản lý đăng ký đối với xe đạp điện. Theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó phòng Chất lượng xe cơ giới, số lượng xe đạp điện được sản xuất, lắp ráp hiện theo đà giảm so, bởi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang xe máy điện. Liên quan đến việc kiểm soát chất lượng xe đạp điện, ông Phương cho biết, trên các khung xe đạp điện đã qua kiểm định và trước khi bán ra thị trường phải dán Tem hợp quy; Trường hợp xe không có Tem hợp quy là dấu hiệu xe không rõ nguồn gốc và chưa được chứng nhận an toàn chất lượng và bảo vệ môi trường.

Về kỹ thuật, việc tự ý điều chỉnh tăng vận tốc của xe, do chủ cơ sở kinh doanh hoặc người sử dụng cố ý can thiệp kỹ thuật, gây ra khả năng mất an toàn cho người sử dụng và nguy cơ gây TNGT. Và theo ông Nguyễn Văn Phương, nếu người bán hoặc chủ xe cố ý tăng vận tốc thì rất khó có biện pháp để kiểm soát. Còn đối với cơ sở sản xuất, cơ quan đăng kiểm thường xuyên thực hiện biện pháp kiểm tra đột xuất và khi phát hiện kiểu loại xe không đảm bảo tiêu chuẩn về vận tốc tối đa đều kiên quyết từ chối cấp chứng nhận kiểm định. Và nhằm quản lý tốt hơn xe đạp điện, ông Nguyễn Văn Phương cho biết: “Cục Đăng kiểm VN đã kiến nghị với các cơ quan chủ trì dự thảo sửa đổi, Luật GTĐB về việc  quy định quản lý đăng ký xe đạp điện như đối với xe máy điện hiện nay”. Việc quy định quản lý đăng ký đối với cả hai loại xe trên nhằm ngăn chặn tình trạng xe máy điện “cải trang” thành xe đạp điện hoặc ngược lại, cũng như xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng phương tiện.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.