• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Người đàn ông tự nguyện vá đường ở Đồng Tháp

04/01/2024, 14:52

Ông Hoàng không nhận tiền, chỉ lấy vật liệu để vá đường với mong muốn người dân được lưu thông thuận tiện, dễ dàng và an toàn.

Đó là câu chuyện của ông Trần Phước Hoàng (52 tuổi, ngụ khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). Mười năm qua, ông rong ruổi khắp những cung đường hư hỏng để vá lại cho bằng phẳng.

Phẩm chất lính cụ Hồ

Nhà ông Hoàng bán khô (cá phơi nắng, thành món đặc sản gọi là khô - PV) các loại nhưng ai đến mua ông đều bảo tự lấy, tự cân rồi trả tiền theo đơn giá đã mặc định sẵn...

Mời PV ly trà, ông cho biết, đầu năm 1991, ông tham gia nghĩa vụ quân sự theo tiếng gọi non sông. Đến năm 1993 thì xuất ngũ, trở về địa phương, ông cưới vợ, sinh con và bắt đầu lập nghiệp…

"Kinh tế gia đình hiện tại cơ bản ổn định. Gia đình có hai đứa con, một trai, một gái hiện tại cũng đã lớn, học hành đến nơi đến chốn và có việc làm, thu nhập khá nên khoảng 10 năm trước tôi bàn bạc và được vợ con thống nhất cho đi làm công tác từ thiện xã hội", ông Hoàng nói.

Và cũng bắt đầu từ đó, mỗi sáng, sau khi phụ vợ con dọn hàng hóa bày bán tại chợ thực phẩm Tam Nông xong là ông Hoàng bắt đầu vào việc vá đường.

Hành trang được chở trên chiếc xe máy chỉ có thau nhựa, bình chứa nước, xẻng, dụng cụ trét vữa, cát, đá và xi măng…

Xe cứ chạy và không có điểm đến cụ thể. Chỉ khi chỗ nào trong và ngoài huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có mặt đường bị hư hỏng là ông dừng lại, dùng những vật dụng mang theo để vá những chỗ hỏng trên đường.

Người đàn ông tự nguyện vá đường ở Đồng Tháp- Ảnh 1.

Ông Hoàng tự nguyện vá những chỗ hỏng trên đường với mong muốn người dân đi lại an toàn.

Theo chân thợ hồ không chuyên như ông Hoàng mới thấy, ông làm công việc rất thuần thục, đắp vá lại mặt đường bằng phẳng, nhanh chóng và đảm bảo an toàn.

"Vừa chạy vừa chơi vậy mà mỗi ngày tôi cũng vá được hàng chục "ổ gà". Làm xong, đứng lên nhìn mặt đường bằng phẳng thấy lòng mình cũng vui", ông Hoàng bộc bạch.

Nói về cơ duyên đi vá đường từ thiện, ông Hoàng cười vui và kể tiếp, thật tình mà nói khi chạy xe trên đường thấy nhiều chỗ bị hư cảm giác rất khó chịu.

Từ suy nghĩ dẫn đến hành động đều nhất quán, thế là ông bắt đầu làm, giúp cho người dân lưu thông an toàn, nhất là vào ban đêm hay những lúc trời mưa.

Ông Hoàng bày tỏ: "Nhiều lần chứng kiến người đi đường bị sụp "ổ gà" ngã, bị thương, tôi trằn trọc, suy nghĩ rồi quyết định tự nguyện đi vá "ổ gà" để hạn chế tai nạn cho người đi đường.

Cứ mỗi mặt đường được vá lành lặn, lòng tôi rất vui".

Chỉ xin vật liệu và bỏ công ra làm

Vừa ra nhận tiền khách ghé nhà mua khô, quay trở lại bàn tiếp PV, ông Hoàng kể tiếp, khi mới bắt đầu công việc này, nhiều người cũng hay có lời ra, tiếng vào vì cho rằng "ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng".

Lúc đầu nghe cũng buồn nhưng khi nhìn thấy thành quả làm nên là những mặt đường hết "ổ gà", "ổ voi" nên ông Hoàng bỏ ngoài tai và âm thầm làm công việc của mình.

"Ban đầu làm, mỗi ngày tôi tự bỏ tiền túi ra mua cát, đá và xi măng. Còn khi chạy dọc đường thấy nhựa đường làm các công trình bị bỏ thì tôi lấy đem về.

Có gì dùng đó miễn sao mặt đường được vá lại an toàn là được", ông Hoàng nói thêm.

Khi được hỏi đã vá bao nhiêu đoạn đường bị hư hỏng, ông Hoàng chỉ cười vì không nhớ đã làm được bao nhiêu cây số đường bị hư hỏng.

Với các huyện giáp Tam Nông - chỗ ông đang ở, có khi người dân gọi điện báo mặt đường bị hư hỏng, ông liền mang dụng cụ đi vá.

"Làm vầy nhiều lúc cũng có những nỗi buồn. Ví dụ như có lần tôi chạy xe thấy đống nhựa đường bị bỏ, tôi đem bao ra lấy đem về thì có người nói tôi ăn cắp, đòi báo công an.

Sau đó thấy tôi ghé lại chỗ đường bị bong tróc, dùng mớ nhựa vừa lấy vá lại thì người ta mới biết tôi làm việc thiện.

Từ đó mình cũng thấy vui và nhiều người biết việc tôi làm có ích nên cho tiền nhưng tôi không lấy rồi tự họ đi mua vật liệu đưa cho tôi để tôi đi làm tiếp mấy chỗ khác", ông Hoàng kể.

Người đàn ông tự nguyện vá đường ở Đồng Tháp- Ảnh 2.

Thấy việc làm của ông Hoàng có ích nên đến đâu cũng được người dân hỗ trợ.

Ông Nguyễn Văn Bảnh (57 tuổi, ngụ huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) nói: "Bữa trước cửa nhà tôi trời mưa, xe chạy nhiều làm mặt đường bị hư hỏng vài chỗ. Thấy ông Hoàng đến vá lại nên tôi cũng ra phụ tiếp. Làm xong thấy đường sá sạch sẽ, an toàn nên tôi cũng thấy vui".

Anh Phạm Văn Ngộ (40 tuổi, ngụ huyện Tam Nông, Đồng Tháp) chia sẻ: "Bữa tuyến đường trong nội ô thị trấn Tràm Chim có mấy chỗ bị bong tróc nhựa, chú Hoàng có đến vá lại nên giờ chạy xe thấy êm lắm, an toàn nữa".

Ông Hồ Minh Bình, Bí thư Chi bộ, Trưởng khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết, ông Hoàng làm công việc vá đường này khoảng 10 năm qua nhưng rất âm thầm, lặng lẽ…

Lúc đầu, nhiều người không biết, nay thì biết nhiều nên mấy chỗ bán vật liệu xây dựng hay kêu lại cho vật liệu về để đi làm.

Người góp của, ông Hoàng góp công nên nhiều chỗ đường bị bong tróc trên địa bàn huyện Tam Nông đều được ông Hoàng vá lại cho người dân lưu thông an toàn.

"Địa phương biết ông Hoàng đi vá đường từ thiện nhưng không có bất cứ đề nghị gì để địa phương hỗ trợ. Làm tự nguyện và rất âm thầm vậy mà việc làm của ông Hoàng rất có ích cho xã hội, địa phương.

Thời gian tới, địa phương sẽ có những kiến nghị để cấp trên biết, xem xét, khen thưởng và hỗ trợ để ông Hoàng tiếp tục việc làm thiện nguyện của mình", ông Bình cho biết thêm.

Ông Võ Văn Đạt, Chủ tịch UBND thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đánh giá, việc làm thiện nguyện vá đường của ông Hoàng là tấm gương sáng về giao thông tại địa phương.

Do vậy, thời gian tới, địa phương sẽ xem xét đề xuất khen thưởng. Đồng thời, xem trong quá trình làm việc ông Hoàng có khó khăn, vướng mắc sẽ tích cực hỗ trợ.

"Việc làm từ thiện của ông Hoàng thật đáng quý và xứng đáng được biểu dương, khen thưởng và nhân rộng để địa phương tiếp tục được đón nhận nhiều tấm gương tiêu biểu giống như ông Hoàng.

Từ đó, đem lại lợi ích cho xã hội, hạn chế tai nạn giao thông, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phát triển", ông Đạt nói.

"Bây giờ chỗ đường nào bị hư hỏng thì người dân gọi báo tôi đến khảo sát để biết cần bao nhiêu vật liệu cho đủ làm. Xong, đợi bữa nào trời không mưa và sắp xếp xong công việc trong nhà sẽ đi đến để làm lại cho mặt đường bằng phẳng.

Còn sức khỏe thì vẫn tiếp tục làm. Tôi còn có thêm nguyện vọng nữa là mai mốt đây, ngoài vá đường thì trên xe tôi chở theo vài bao gạo, thấy ai cần thì mình cho, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau vượt qua khó khăn", ông Hoàng chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.