• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Lão nông miền Tây mê làm đường, xây cầu từ thiện

Vốn là người trồng lúa có tiếng trong vùng, ông Hai rất "mê" xây cầu, làm đường từ thiện. Nhờ uy tín của mình, ông đã vận động các mạnh thường quân làm được 270 cây cầu, làm 5 tuyến đường với tổng chi phí 30 tỷ đồng.

270 cây cầu nối nhịp bờ vui

Những ngày cuối năm, PV Báo Giao thông có dịp gặp gỡ ông Nguyễn Văn Bé Hai (67 tuổi, ngụ ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Ông là lão nông 20 năm qua đã xây nhiều cầu, làm đường từ thiện.

Lão nông miền Tây mê làm đường, xây cầu từ thiện- Ảnh 1.

Những cây cầu nông thôn được ông Hai quyên góp xây dựng góp phần nối liền vùng nông thôn.

Là người trồng lúa có tiếng trong vùng, năm 40 tuổi, ông sang Viện lúa Ô Môn (thành phố Cần Thơ) học kỹ thuật sản xuất giống, rồi làm lúa giống nguyên chủng, cung cấp cho trung tâm giống (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp). Chỉ sau vài năm bán lúa giống, ông kiếm được tiền mua hơn 3ha đất. Cũng từ đó, ông bắt đầu đóng góp, vận động xây cầu, làm đường từ thiện.

Tính đến nay, ông xây được 270 cây cầu, làm 5 tuyến đường - mỗi tuyến dài từ 500-600m, tổng chi phí 30 tỷ đồng, nối liền vùng nông thôn.

"Miền Tây sông ngòi chằng chịt, nhất là vùng sâu, vùng xa, bà con đi lại rất khó khăn. Thời điểm năm 2000, khi nước lũ dâng cao đến khi rút đi, nhiều cây cầu thô sơ bị xiêu vẹo, đường sá sạt lở, trôi hết. Thế nên, tôi chọn việc bắc cầu, làm đường để giúp đỡ bà con", ông Hai nói.

Cầu Đất Việt (cầu Tuệ Tâm 346) được khánh thành ngày 16/7/2023. Cây cầu được xây dựng kiên cố bằng bê tông, cốt thép theo chuẩn Nông thôn mới, có chiều dài 24m, ngang 4m, tải trọng 5 tấn, tổng kinh phí xây dựng 340 triệu đồng. Trong đó, ông Hai và người dân địa phương đóng góp 120 triệu đồng, phần còn lại do nhà tài trợ và các mạnh thường quân đóng góp.

Phấn khởi với cây cầu mới nối liền ấp Tây, xã Tân Bình và xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành (Đồng Tháp), ông Nguyễn Ngọc Quang (56 tuổi) cho biết, trước đây, khu vực này là cây cầu ván được bắc đã lâu. Người dân thường xuyên qua lại chăm sóc lúa và các em học sinh đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Nay với sự góp sức của ông Hai và các nhà hảo tâm bắc cây cầu mới, người dân rất phấn khởi.

Không chỉ xây cầu, làm đường từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, ở đâu cần, ông Hai sẵn sàng đến tận nơi khảo sát, vận động mọi người cùng thực hiện.

Đơn cử, trong năm 2023, ông Hai tới huyện Chợ Mới (An Giang) để xây cây cầu Chà Và 2 thuộc xã Mỹ Hội Đông với chiều dài 24m, ngang 4m, tải trọng 5 tấn, tổng chi phí thực hiện 650 triệu đồng.

Theo dự tính ban đầu, cây cầu này có giá trị hơn 1 tỷ đồng. Thế nhưng, khi làm xong, tổng chi phí thực hiện chỉ hơn 50% nhưng vẫn chắc chắn, đảm bảo đạt các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới.

"Những người tham gia xây cầu đều rất bất ngờ với cách làm của ông Hai vì số tiền làm thì ít nhưng chất lượng cây cầu vẫn đảm bảo để người dân qua lại rất an toàn", ông Phạm Văn Sung (50 tuổi, ngụ xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho biết.

Khéo vận động nên có tiền làm

Nhắc tới ông Hai làm cầu, đường từ thiện ở Đồng Tháp, ông Nguyễn Hải Quân, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường tỉnh Đồng Tháp là người biết rõ nhất.

Lão nông miền Tây mê làm đường, xây cầu từ thiện- Ảnh 2.

Những cây cầu nông thôn được ông Hai quyên góp xây dựng góp phần nối liền vùng nông thôn.

Bởi từ lúc ông Hai "chân ướt, chân ráo" đi làm cầu từ thiện, ông Quân là người theo sát và hỗ trợ rất tận tình để "nông dân chính gốc" trở thành "kỹ sư cầu đường". Đó là quãng thời gian học hỏi không ngừng nghỉ…

Trao đổi với PV, ông Quân cho biết, năm 2000, ông Hai bắt tay làm thiện nguyện từ việc sửa đường, vá cầu cùng vài người trong xóm. Thấy hiệu quả, nhiều người cho ván để ông bắc cầu.

Bốn năm sau, người em gái khuyên ông xây cầu bê tông, đỡ nhọc công bảo trì, bảo dưỡng. Thấy sức mình chưa đủ, ông chỉ nhận làm cầu nhỏ, ngang 1,5m, dài 15m, kinh phí gần 20 triệu đồng. Số tiền làm cầu đều do em gái ông Hai tài trợ.

Ban đầu, ông Hai tham gia cùng chính quyền địa phương xây cầu, làm đường, cất nhà tình thương... Sau khi có kinh nghiệm, ông đứng ra thành lập Đội xây cầu từ thiện gồm bốn thành viên.

Từ dạo đó, nhiều cây cầu mới, con đường phẳng hoàn thành, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Tiếng lành đồn xa, nhiều người đã tình nguyện tham gia nên đến nay, đội xây cầu của ông Hai có 15 thành viên.

"Mỗi cây cầu ông Hai bắc có chi phí rẻ hơn bình thường từ 50% trở lên nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới khi cầu có chiều ngang từ 3,5-4m và tải trọng 5 tấn", ông Quân nói.

Mỗi năm, ngoài việc vận động tiền từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, ông Hai còn được sự hậu thuẫn từ người thân với số tiền 2,5 tỷ đồng/năm.

Khi có sẵn tiền trong túi, ông Hai mạnh dạn đề xuất với các nhà tài trợ hỗ trợ sau khi cầu hoàn thành với các phần việc như làm đường dẫn lên cầu, lắp đèn chiếu sáng… Nhờ vậy, khi mở lời vận động, nhà hảo tâm, mạnh thường quân tin tưởng ông Hai làm được nên vui vẻ bỏ tiền ra để làm cầu, đường nông thôn.

"Để có tiền xây cầu, trước đó nhiều lần ông Hai phải thế chấp sổ đỏ nhằm có tiền làm cầu, đường từ thiện", ông Quân vui vẻ chia sẻ.

Người tích cực vận động xây cầu, làm đường

Cũng như ông Hai, ông Trần Liêu (ngụ ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng,

Những năm qua, ông Liêu vận động bà con và nhân dân trong ấp xây dựng hơn 2.200m đường bê tông, làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa và xây mới gần 20 cây cầu nông thôn trong phum, sóc, giúp người dân đi lại an toàn, vận chuyển hàng hóa dễ dàng.

"Thấy đường sá bị hư hỏng nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà, các cháu học sinh đi học lấm lem bùn đất, không đảm bảo an toàn giao thông, nên tôi đứng ra vận động mạnh thường quân, bản thân cũng góp vào xây dựng lộ bê tông, dặm vá đường để người dân đi lại an toàn", ông Liêu chia sẻ.

Những năm qua, mỗi khi vào mùa mưa, phum sóc bị ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dân, ông Liêu đã vận động được khoảng 200 triệu đồng xây dựng ống thoát nước ở địa phương.

Thấy đường sá ban đêm tối tăm, ông vận động bà con đóng góp quỹ thắp sáng đèn đường trong phum, sóc vào buổi tối, vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa góp phần bảo vệ an toàn trong ấp.

Ông Trần Trung Tính, Chủ tịch UBND xã Liêu Tú cho biết: "Ông Liêu là người có uy tín của ấp, ông được mọi người tin tưởng lắm. Đặc biệt là ông tích cực vận động xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, vận động xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng đường quê".


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.