• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Giỡn mặt tử thần

09/05/2019, 06:35

Thực trạng người dân, khách du lịch “vô tư” lang thang, chụp ảnh trên đường sắt diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.

Lấn chiếm hành lang đường sắt ở Hà Nội

Khoảng 2 năm gần đây, đoạn đường sắt khu vực đường ngang Trần Phú (Hà Nội) dẫn lên cầu đường sắt trên cao Phùng Hưng trở thành địa điểm “hot” với giới mê chụp ảnh “check in” đăng Facebook. Ngày nào cũng vậy, nhất là ngày nghỉ, đến khu vực này dễ dàng bắt gặp nhiều khách du lịch đủ tây, ta lang thang quay phim, chụp ảnh như một điểm đến hấp dẫn.

Hàng loạt hàng quán cà phê giải khát dọc đường tàu mọc lên nhan nhản. Người ta kê bàn ghế sát đường tàu cho khách ngồi ăn uống, thậm chí đặt cả biển quảng cáo, thực đơn vào giữa đường ray. Cha mẹ ngồi uống nước, tán chuyện; trẻ con vô tư nô đùa trên đường ray.

Thực trạng người dân, khách du lịch “vô tư” lang thang, chụp ảnh trên đường sắt không chỉ diễn ra ở khu vực này mà khá phổ biến ở nhiều nơi như: Đầu cầu Long Biên (phía chợ Long Biên), đường sắt đường Lê Duẩn…

Ông Nguyễn Hoài Trung, Phó giám đốc Công ty CP Đường sắt Hà Hải cho biết, khu vực đường sắt từ đường ngang Khâm Thiên đến đường ngang Nhà Dầu và từ ga Hà Nội lên cầu Long Biên, hai bên nhà dân chỉ cách mép ray ngoài cùng từ 1,8m đến 2,3m. Khi tàu chạy qua, khoảng không còn lại rất ít, vì vậy đe dọa nghiêm trọng mất ATGT, nguy cơ tàu đâm va người rất cao.

“Không phải lúc nào cũng chính xác 100% giờ nào đó tàu qua đoạn này để các hàng quán dọn đi hay cảnh báo du khách. Thực tế, đã có vụ tai nạn tàu va quệt phải khách nước ngoài tại đây, rất may nạn nhân chỉ bị thương nhẹ. Nhưng ai dám chắc hậu quả sẽ thế nào nếu xảy ra vụ tai nạn nữa?”, ông Trung nói.

Đúng là không thể lường trước được hậu quả, bởi đã không ít vụ tai nạn tàu va phải người đi bộ trên đường sắt thương tâm. Cách đây 2 năm, một nữ sinh ở Nghệ An đã không may bị đoàn tàu SE8 đâm phải khi đang đứng chụp ảnh trên cầu đường sắt, rồi văng xuống sông tử vong. Gần đây nhất, đầu tháng 3/2019, một người đàn ông đi bộ trên đường sắt cầu Long Biên đã bị tàu hàng va phải, rơi xuống sông Hồng mất tích…

Đáng nói, tình trạng chụp ảnh “check in” nói trên diễn ra từ lâu. Những năm trước là chụp ảnh cưới, nay thì không chỉ giới trẻ thích sống ảo mà đủ mọi lứa tuổi, từ người già đến trẻ nhỏ đều “giỡn mặt tử thần”, hào hứng, thích thú tạo dáng chụp ảnh trên đường tàu. Đã đến lúc các cơ quan chức năng địa phương phải tích cực vào cuộc, có giải pháp ngăn chặn tình trạng này.

Vụ TNGT hầm Kim Liên: Ai đã đón cậu bé tự kỷ con nạn nhân về dạy dỗ?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.