• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Giao thông thay đổi diện mạo 4 ngôi làng nghèo khó ở Gia Lai

27/07/2023, 20:04

Khu vực 4 làng Đồn ở Chư A Thai (Phú Thiện, Gia Lai) từ một vùng nghèo khó nhưng chỉ sau 5 năm đã gần như lột xác thay đổi diện mạo...

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Phú Thiện (Gia Lai) đã đầu tư hạ tầng giao thông, quy hoạch khu dân cư làm thay đổi 4 ngôi làng đặc biệt khó khăn tại xã Chư A Thai...

Ngôi làng Hex được quy hoạch giao thông bài bản, tạo nên phong cảnh đẹp làng quê ở vùng Chư A Thai

4 ngôi làng nghèo giao thông trắc trở

Mùa mưa rải đều khắp Gia Lai. Mưa làm cho những cánh đồng lúa ở Chư A Thái thêm xanh mướt. Từng là vùng nghèo khó, đường đất không có lối vào làng, thì hiện nay "4 làng Đồn" gồm: Pông, Trớ, Hek, Kinh Pêng đang thay da đổi thịt trên chính vùng nghèo khó trước đây.

Chỉ mới vài năm trước, cả 4 ngôi làng gần như biệt lập với các khu dân cư. Thế nhưng giờ đây, đường bê tông nối từ trục chính QL25 chạy một mạch tới tận làng. Ngay cả những con đường nội làng cũng được trải bê tông sạch sẽ tới từng ngõ.

Theo lời giới thiệu của huyện Phú Thiện, chúng tôi tìm đến làng Hek, ngôi làng cuối xã Chư A Thai. Tiếp chúng tôi, ông Đinh Yinh - Bí thư Chi bộ làng Hek vui mừng dẫn chúng tôi thăm quan từng ngõ nhỏ. Con đường bê tông lớn liên thôn vào đến làng rồi toả ra các ngõ nhỏ. "Cho đến bây giờ, người dân vẫn không tin rằng ngôi làng nơi mình đang sống lại đổi thay đến thế".

“Đường chỉ đi đến đầu làng nên mọi thứ đều trắc trở. Muốn đi thăm hỏi các gia đình đều phải đi xuyên từ nhà này sang nhà khác. Đó là chưa kể các cháu đi học rất vất vả. Bì bõm bởi ngập ngụa nước vào mùa mưa. Nhiều cháu bỏ học sớm vì cuộc sống vất vả phải theo cha mẹ lên nương lên rẫy...", ông Yinh nói và cho biết thêm: "Đường có mà như không có, vậy nên mọi thứ gần như bế tắc. Xuất phát điểm của người dân thấp, trình độ canh tác lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo ở làng rất cao".

Nhớ lại những ngày công tác ở xã Chư A Thai, ông Phùng Trung Toàn, nguyên Chủ tịch xã cho biết: "Trước thực tế trên, tỉnh Gia Lai đã xây dựng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội đặc thù dành cho vùng này. Việc xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trở nên cấp bách và Đề án phát triển kinh tế - xã hội 4 làng Đồn của huyện Phú Thiện giai đoạn 2016-2020 cũng xuất phát từ điều kiện trên".

Thế nhưng, khi đề án được vạch ra, nhưng việc người dân đồng ý với việc "thay đổi" cũng là điều nan giải. “Mặc dù chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động song một số hộ dân vẫn tiếp tục chăn nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn. Nhiều gia đình chưa có nhà tắm, nhà vệ sinh đảm bảo nên ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Trong khi đó tại núi Cheng Leng (địa bàn huyện Chư Sê cách xã đó khoảng 15km) có 13 hộ gia đình sống trên núi tách biệt với xã hội, trẻ em vận động đến trường nhưng người dân vẫn... không hoà nhập. Thực trạng địa phương như vậy nên chất lượng cuộc sống người dân cũng rất thấp", ông Toàn kể.

Nhắc lại chuyện cũ, ông Đinh Yinh - Bí thư Chi bộ làng Hek kể: "Để vận động, khuyến khích người dân làng Hek thay đổi tập tục vốn ăn sâu vào con người nơi đây là rất khó. Nhưng khi những công trình đường sá được vẽ ra, điện về tận ngõ từng nhà khiến người dân ai cũng mừng. Dù người dân mừng, người dân họ nghe và "ưng cái bụng" nhưng để như ngày hôm nay thì vẫn không ít người nghi ngại", ông Yinh nói và cho biết thêm: "Khi mà con đường lớn mở ra, người dân đi lại được thuận lợi, mua bán hàng hoá nông sản không bị ép giá. Lúc đó, chi bộ và các tổ chức khác đến vận động người dân mới tin và chấp nhận phân chia tách thửa, thực hiện dời làng vào nơi ở tập trung...".

Ngay sau đó, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã hợp sức với dân làng di dời 294 căn nhà của 260 hộ đến vị trí mới. Huyện Phú Thiện huy động hơn 50 tỷ đồng và trên 27.000 ngày công để di dời, sắp xếp nhà cửa, bố trí sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi khoa học, hợp lý.

Ông Đinh Yinh - Bí thư Chi bộ làng Hek (bên phải ảnh) vui mừng khi những cây mít trồng 5 năm đã ra quả trĩu cành.

Thay đổi chóng mặt ở 4 làng Đồn

Hệ thống giao thông làm thay đổi vận mệnh của ngôi làng Hek. Đường đẹp, có điện lưới thắp sáng từng nhà, từng ngõ. Có ngôi làng khang trang sạch sẽ, người dân không còn sống trong cảnh tối tăm nữa...".

Ông Đinh Yinh - Bí thư Chi bộ làng Hek, xã Chư A Thai, tỉnh Gia Lai

Sau 5 năm đầu tư xây dựng đường sá, hạ tầng giao thông đã làm diện mạo 4 làng Đồn ở xã Chư A Thai thay đổi hoàn toàn. Trước đây, tổng diện tích đất ở tại các làng chỉ có 3,62 ha thì nay được quy hoạch lên 47,15 ha để bố trí 451 lô đất ở. Trung bình mỗi lô 600 m2; mở thêm và bê tông hóa các tuyến đường giao thông nội làng, khu sản xuất. Đường sá mở ra, những ngôi nhà mới khang trang mọc lên, nông sản không còn bị ép giá như xưa khiến đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

Đến nay, các hộ dân tại khu làng Đồn đều ổn định về nhà ở, có hàng rào, chuồng trại, vườn rau, trồng cây ăn quả, nhà vệ sinh đảm bảo. Riêng tại làng Hek, hiện nay có 120 hộ dân và 582 nhân khẩu đều có ruộng rẫy canh tác. Các cháu đều được đi học. Đến nay, ngôi làng này chỉ còn 28 hộ nghèo.

Ông Vũ Hồng Duy - Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Thiện cho biết: "Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của BTV Tỉnh ủy và Đề án phát triển kinh tế, xã hội 4 làng Đồn, xã Chư A Thai bộ mặt nông thôn của huyện nói chung và 4 làng Đồn nói riêng có nhiều khởi sắc, đời sống của bà con nơi đây được nâng lên.

"Có được sự “thay da, đổi thịt” đó, khó khăn nhất của huyện là công tác tuyên truyền, vận động người dân “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. Để thực hiện đề án, huyện đã huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa công tác di dời, theo đó, tổng kinh phí thực hiện trên 2,7 tỷ đồng… Song song với quy hoạch sắp xếp lại dân cư, huyện đã giúp người dân phát triển kinh tế bằng việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất, trồng trọt..

Trong thời gian tới, cụ thể từ năm 2021, huyện đã và đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Đề án phát triển kinh tế, xã hội các làng Đồn, xã Chư A Thai với hợp phần công việc chủ yếu là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân. “Mặc dù để thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số là một việc hết sức khó khăn, trong khi nội lực kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao nhất, huyện đã thống nhất từ nhận thức đến hành động đó là quyết tâm làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của từng hộ dân để giúp người dân biết canh tác, biết chăn nuôi… để nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho bà con”.

Cũng theo ông Duy, “Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện chỉ đạo cấp ủy, chính quyền chú trọng hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, ưu tiên các công trình tác động nhanh, thiết thực đến đời sống người dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã triển khai việc giao cho các đơn vị địa phương chủ động phối hợp với các doanh nghiệp triển khai một số mô hình sản xuất hiệu quả, kết hợp với chính sách đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Qua đó, từng bước thay đổi nhận thức, xóa bỏ tư tưởng trông chờ vào Nhà nước để chương trình xây dựng làng Nông thôn mới thực sự bền vững, ông Duy nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.