• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Gia Lai: Công an "ra đòn" tâm lý, thanh niên quậy phá tâm phục khẩu phục

14/12/2019, 06:24

Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã xây dựng mô hình “cơ động tuyên truyền” để chấn chỉnh tình trạng thanh niên quậy phá, gây mất ANTT, ATGT.

Công an Mang Yang đến nhà thiếu niên tuyên truyền pháp luật ATGT

Trước thực trạng TNGT nóng dần ở khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có đông thanh, thiếu niên đồng bào các dân tộc thiểu số, lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã xây dựng mô hình “cơ động tuyên truyền” để chấn chỉnh tình trạng thanh niên quậy phá, gây mất ANTT, ATGT.

Thanh niên càn quấy, công an về tận nhà tuyên truyền

Mới chỉ 15 tuổi, song Ngưh được người dân tại làng Kon Prung, xã Ayun nhắc nhiều nhất về tính phá phách, hay gây rối. Ngưh cùng đám bạn đồng niên thường hay dùng xe máy càn quấy, chạy ẩu khắp làng. Tự xưng “tay lái lụa” với những pha nẹt pô đinh tai nhức óc, nhóm Ngưh đã khiến bao nhiêu người trong làng khiếp vía. Thế nhưng, những pha nẹt pô ấy lại được nhóm thanh, thiếu niên trong làng đồng bào người Ba Na hô hào, cổ vũ. Ngưh cũng thường xuyên vi phạm Luật GTĐB nên được đưa vào danh sách các thiếu niên “ngỗ ngược” của xã.

Lo sợ một ngày nào đó, hành vi của Ngưh và nhóm bạn sẽ mang họa cho người làng Kon Prung và chính các em nên Công an huyện Mang Yang đã phối hợp với chính quyền địa phương bàn cách “dẹp” các trò càn quấy của nhóm thanh, thiếu niên hư hỏng này. Một tổ “cơ động tuyên truyền” gồm các lực lượng CSGT, CSTT công an huyện, công an xã, già làng, trưởng thôn được lập nên. Tổ này đã đến tận nhà của Ngưh và các thanh, thiếu niên hư hỏng tại làng Kon Prung để tuyên truyền, giáo dục.

Mô hình tuyên truyền của Công an huyện Mang Yang là một trong những mô hình tuyên truyền ATGT nổi bật ở Gia Lai. Hiện tại, hình thức tương tự cũng đang được áp dụng ở huyện Ia Grai và cho hiệu quả rất tốt. Sắp tới, Ban sẽ báo cáo lên tỉnh để nhân rộng mô hình này.
Ông Phan Hữu Hiếu, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Gia Lai


Giữa căn nhà của Ngưh, tổ “cơ động tuyên truyền” cùng gia đình, làng xóm của Ngưh ngồi lại trò chuyện. Đại úy Ngô Tiến Dũng, Phó đội trưởng Đội CSGT-TT Công an huyện Mang Yang nghiêm túc nhìn vào cậu bé 15 tuổi nói: “Mọi chuyện của em ở làng ai cũng biết. Chắc em cũng biết sai rồi phải không? Anh chưa nói đến luật, mà nói đến bản thân em. Em đi xe như vậy rủi tông vào ai thì sao? Em có biết cha mẹ sinh em ra mong em khôn lớn trở thành chàng trai khỏe mạnh không? Nếu mà gặp tai nạn rồi em gãy tay, gãy chân thì sao? Em sẽ rất đau đớn, không đi lại hay làm gì được. Lúc đó, em biết ai khổ không? Người khổ nhất là em đó!...”.

Dường như biết lỗi của mình, Ngưh cứ cúi gằm mặt nghe mọi người nói. Thấy vậy, những người xung quanh cũng động viên: “Em hứa với mọi người ở đây đừng có phá làng, phá xóm nữa được không? Tuổi em chưa đủ để đi xe mà đi như vậy là bị phạt, công an thu xe, cha mẹ em lấy gì đi làm? Rồi đi xe cũng phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cái đầu nghe không? Chứ em đã xem mấy người bị tai nạn mà chấn thương sọ não, ngồi một chỗ chưa? Bây giờ em có đi xe phóng nhanh vượt ẩu nữa không Ngưh?…”. Ngưh tiếp tục cúi gằm mặt rồi lí nhí: “Dạ không ạ”.

Thấy con trai biết nhận lỗi, ông Prưh (bố em Ngưh) cũng nói với mọi người: “Sau này, tôi sẽ nhắc nhở con, không cho đi xe nữa. Nếu tái phạm thì giao cán bộ xử phạt”. Người cha này cũng nhận trách nhiệm của mình trong nuôi dạy con cái vì đã để ảnh hưởng đến cộng đồng khu dân cư.

Đánh đúng tâm lý, hiệu quả bất ngờ

CSGT đến gặp thiếu niên đi xe máy quậy phá làng xóm

Theo Công an huyện Mang Yang, tình trạng thanh, thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên càn quấy, gây rối trật tự ATGT đã diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn. Những thanh, thiếu niên này thường muốn thể hiện bản thân trước bạn bè, nhưng lại e ngại bị lực lượng chức năng đến tận nhà nhắc nhở, xử phạt, sợ bị dân làng kiểm điểm. Đánh đúng tâm lý ấy, Công an huyện Mang Yang đã phối hợp chặt với chính quyền các địa phương, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rà soát, lên danh sách những trường hợp thường xuyên vi phạm để có biện pháp tuyên truyền tại nhà. Đồng thời, cho các thanh, thiếu niên này ký cam kết, không tái phạm.

Ông Mai Thanh Chung, Phó chủ tịch UBND xã Ayun cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền trên địa bàn xã để các đối tượng thanh, thiếu niên, đặc biệt là cha mẹ tham gia vận động số thanh, thiếu niên này chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Đây cũng là cách làm hiệu quả mà địa phương đang áp dụng để giảm thiểu TNGT ở các thôn, làng vùng sâu, nơi có đông đảo đồng bào thiểu số sinh sống.

Thượng tá Y Mai Anh, Trưởng công an huyện Mang Yang cho biết: “Ở mô hình này, các hoạt động được tổ chức luân phiên theo từng xã, mỗi tháng tổ chức nhiều đợt. Nơi nào có nhiều thiếu niên quậy phá thì tổ chức gặp mặt thường xuyên hơn”. “Ngoài tổ chức các đoàn đến thăm hỏi các gia đình có thanh, thiếu niên quậy phá, chúng tôi còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ. Ban đầu giúp cho các thanh, thiếu niên gặp gỡ giao lưu với công an để mọi người quen nhau, hiểu nhau. Sau đó, tuyên truyền từ từ mà không gây áp lực. Cứ thế, các thanh, thiếu niên hay đua xe, quậy phá sẽ dần được cảm hoá”, Thượng tá Anh nói và cho biết thêm: “Cho đến nay, đơn vị đã cảm hóa được rất nhiều thanh, thiếu niên hư hỏng. Chỉ mong rằng mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhiều nơi”.

Hải Phòng: Ra quân xử lý thanh, thiếu niên nẹt pô, phóng nhanh vượt ẩu

Sau gần 1 tuần lực lượng CSGT Hải Phòng triển khai kế hoạch về phòng, chống đua xe trái phép trên địa bàn thành phố và kế hoạch xử lý thanh, thiếu niên sử dụng xe máy, xe máy điện vi phạm TTATGT, tình trạng nẹt pô, phóng nhanh vượt ẩu được kéo giảm.

Thống kê của Phòng CSGT cho thấy, từ ngày 26/11 đến nay, các lực lượng đã xử lý 281 người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về TTATGT, trong đó có 122 trường hợp là học sinh.V.T

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.