• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Đề xuất giám sát, điều phối giao thông bằng máy bay không người lái

28/09/2023, 13:31

Tại Hội nghị An toàn giao thông Việt Nam năm 2023, nhiều giải pháp được đề xuất trong đó có việc dùng máy bay không người lái để giám sát giao thông.

Đề xuất giám sát, điều phối giao thông bằng máy bay không người lái - Ảnh 1.

Văn hóa giao thông sẽ giúp người tham gia giao thông nâng cao ý thức tự giác, có cơ chế tự kiểm soát ý thức của bản thân, từ đó chi phối các vấn đề liên quan tới ATGT.

Việt Nam có tỷ lệ người chết vì TNGT cao thứ hai Đông Nam Á

Phát biểu tại Phiên thảo luận Hội nghị An toàn giao thông Việt Nam năm 2023 diễn ra sáng 28/9, ông Hồ Trọng Du, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho hay: Giao thông đường bộ tại Việt Nam có đặc thù là mật độ giao thông lớn, phương tiện cá nhân nhiều và công trình giao thông xuống cấp. Bình quân mỗi năm, số ô tô tăng khoảng hơn 440.000 chiếc và xe máy tăng khoảng 3 triệu chiếc.

Số liệu thống kê cho thấy mỗi năm, có hơn 17.000 vụ TNGT, hơn 8.000 người chết và hơn 15.000 người bị thương. Trong đó, thành phố Hà Nội và TP.HCM là điểm nóng vì mật độ giao thông cao. Các tỉnh miền Trung và Tây Nam Bộ có số vụ TNGT thấp, nhưng tỉ lệ tử vong cao. 

So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam có tỷ lệ người chết vì TNGT đứng thứ 2, sau Thái Lan. Trong đó, nguyên nhân chính gây TNGT chủ yếu là do người điều kiện phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, ý thức kém khi tham gia giao thông... 

"Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề cần giải quyết về thực trạng giao thông", ông Du nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Thái, nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng trong bối cảnh giao thông phức tạp, mật độ giao thông cao, số lượng phương tiện lớn, tình trạng người đi bộ sang đường không đúng quy định đang là vấn đề nhức nhối.

"Tình trạng này rất nguy hiểm, gây mất an toàn giao thông cho cả bản thân và những phương tiện lưu thông. Do đó, việc giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho người đi bộ cần đẩy mạnh từ xã hội, các nhà trường", ông Thái nói.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Công Đức (Trường ĐH GTVT TP.HCM) cho hay: Luật Giao thông đường bộ đã đưa ra những khuyến nghị cho người đi bộ để đảm bảo an toàn an ninh.

Trong đó, quy định người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Đồng thời, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

Đối với trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.

Để góp phần giảm tỉ lệ TNGT và nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm ATGT, ông Nguyễn Thanh Tuấn (Học viện Hành chính Quốc gia) cho rằng, văn hóa giao thông cần phải được phổ biến rộng rãi và nâng cao hơn nữa. 

Bởi, văn hóa giao thông sẽ giúp người tham gia giao thông nâng cao ý thức tự giác, có cơ chế tự kiểm soát ý thức của bản thân, từ đó chi phối các vấn đề liên quan tới ATGT.

"Việc xây dựng văn hóa giao thông không dễ dàng mà cần thời gian lâu dài, từng bước, dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố từ vật chất, tinh thần, chủ quan, khách quan... Tuy nhiên, nếu xã hội có nền tảng văn hóa giao thông cơ bản sẽ trở thành biện pháp hữu hiệu trong hạn chế các rủi ro về ATGT", ông Tuấn khẳng định.

Thu thập dữ liệu giao thông bằng máy bay không người lái

Đề xuất giám sát, điều phối giao thông bằng máy bay không người lái - Ảnh 2.

Chuyên gia đề xuất sử dụng máy bay không người lái (drone) để theo dõi và thu thập dữ liệu về lưu lượng xe cộ trên các tuyến đường.

Tại Hội nghị, việc ứng dụng công nghệ trong kiểm soát, quản lý, xử lý các vi phạm và vấn đề an toàn giao thông cũng được các chuyên gia nghiên cứu, đề cập. 

Ông Phạm Ngọc Sáu, nguyên Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đưa ra kết quả nghiên cứu trong việc ứng dụng công nghệ hàng không vào kiểm soát giao thông vận tải.

Theo ông Sáu, có thể sử dụng máy bay không người lái (drone) để theo dõi và thu thập dữ liệu về lưu lượng xe cộ trên các tuyến đường. Dữ liệu này có thể được sử dụng để dự đoán tình trạng kẹt xe và đề xuất các biện pháp giảm kẹt xe.

Đặc biệt trong bối cảnh kẹt xe là vấn nạn với các thành phố lớn, tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của người dân, làm tăng ô nhiễm môi trường. Do đó, việc tính toán, định hướng giải pháp chống kẹt xe là rất cần thiết. Tuy nhiên, ông Sáu lưu ý việc sử dụng drone để giảm sát lưu lượng giao thông cần tuân thủ các quy định và quy tắc an toàn hàng không và quyền riêng tư.

Theo đó, drone có thể giám sát giao thông trong thời gian thực, giúp điều khiển giao thông trong trường hợp khẩn cấp. 

"Các hình ảnh và video từ drone có thể được truyền về trung tâm điều khiển giao thông, giúp quản lý viên theo dõi tình hình và thông báo trên các ứng dụng cho lái xe để phân luồng từ xa. Trong trường hợp khẩn cấp như sự cố cháy nổ hoặc di cư đột ngột, drone có thể được sử dụng để hướng dẫn giao thông, cảnh bảo người dân và tạo lối di an toàn", nguyên Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn nhận định.

Đồng thời, sử dụng drone còn có thể giúp điều phối giao thông thông minh, kiểm tra và bảo trì hạ tầng, kiểm tra tình trạng đường sá và cầu cống. Drone có thể thám hiểm các cầu cống, đường sá, hoặc khu vực đang xây dựng để kiểm tra tình trạng và phát hiện sự có như động đất, lún, hoặc nứt nẻ, cũng như có thể được sử dụng để theo dõi tiến độ công việc xây dựng và bảo trì, phát hiện ô nhiễm môi trường.

"Drone còn có thể được triển khai ngay sau một vụ tai nạn giao thông để thu thập hình ảnh và video từ trên cao. Thông tin này có thể giúp cơ quan cứu hỏa và cứu thương đánh giá tình trạng và đưa ra quyết định nhanh chóng", ông Sáu nói và khẳng định, để có thể triển khai giải pháp này, phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, công ty công nghệ và người dân. Các vấn đề về quyền riêng tư, an toàn và tuân thủ cũng cần được xem xét cẩn trọng khi ứng dụng drone và các công nghệ hàng không vào kiểm soát giao thông vận tải.

Hội nghị An toàn giao thông Việt Nam năm 2023 lần thứ 8 nhằm công bố, trao đổi, thảo luận những kết quả nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực an toàn giao thông (ATGT), đồng thời thu hút các chuyên gia, nhà quản lý tham gia nghiên cứu, gia tăng hợp tác giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp trong việc bảo đảm ATGT.

Hội nghị năm nay có 75 công trình nghiên cứu khoa học tham dự, trong đó có gần 35 công trình được hội đồng khoa học lựa chọn để công bố.

Phiên thảo luận Hội nghị An toàn giao thông Việt Nam năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày 28-29/9.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.