• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường: Sẽ chấm dứt “ký cam kết xong để đó”

Giao thông 24h

Đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường: Sẽ chấm dứt “ký cam kết xong để đó”

29/12/2023, 10:00

Trước thực tế tai nạn giao thông (TNGT) trong lứa tuổi học sinh diễn biến phức tạp, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành một chỉ thị riêng về vấn đề này có ý nghĩa rất lớn.

Báo Giao thông trao đổi với ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc xung quanh việc triển khai chỉ thị này.

Đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường: Sẽ chấm dứt “ký cam kết xong để đó” - Ảnh 1.

Ông Khuất Việt Hùng. Ảnh: Tạ Hải.

Gia tăng TNGT liên quan học sinh

Chỉ tính riêng năm nay đã xảy ra gần 900 vụ với hơn 1.300 học sinh thương vong do TNGT, ông nhìn nhận về vấn đề này thế nào?

Số học sinh tử vong do TNGT năm 2023 có xu hướng tăng so với năm 2022 và đáng báo động. Trong đó, lứa tuổi từ 16-18 là nhóm có nguy cơ vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và TNGT cao nhất trong nhóm học sinh, sinh viên trên cả nước.

Dù đã có nỗ lực rất lớn tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường, ký cam kết giữa gia đình và nhà trường vào mỗi dịp đầu năm học song đâu đó vẫn còn những bậc phụ huynh không chịu nêu gương. Không những vậy, nhiều người còn giao xe cho con em mình tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện.

Quá trình điều khiển phương tiện, nhiều em tụ tập để lạng lách, đánh võng, vi phạm các quy định về trật tự ATGT, dẫn tới nhiều vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 31 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới. Theo ông, chỉ thị này có ý nghĩa thế nào trong thời điểm hiện nay?

Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị riêng về công tác đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh. Có thể nói, Chỉ thị 31 là rất cần thiết và kịp thời.

Chúng ta đã có Chỉ thị 23 của Ban Bí thư, Nghị quyết 48/2022 của Chính phủ, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh những chỉ đạo chung về công tác đảm bảo trật tự ATGT trên toàn quốc, cũng đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo trật tự ATGT đối với thanh, thiếu niên.

Song vẫn rất cần có một chỉ đạo cụ thể, một chuyên đề riêng để có những giải pháp trước mắt và lâu dài, bám sát đặc thù về ATGT cho lứa tuổi này.

Nhiều điểm mới

Theo ông, đâu là những điểm mới trong chỉ thị lần này và các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là gì?

Chỉ thị 31 có rất nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó, yêu cầu sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, vì mục tiêu xây dựng thế hệ công dân tương lai có văn hóa giao thông văn minh, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường: Sẽ chấm dứt “ký cam kết xong để đó” - Ảnh 2.

Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về ATGT có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa TNGT ở lứa tuổi học sinh (ảnh minh họa).

Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn; Xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để TNGT liên quan đến học sinh diễn ra phức tạp.

Điểm mới khác là Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng bộ quy tắc văn hóa giao thông văn minh, yêu cầu 100% các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường hằng năm phải hoàn thành các chỉ tiêu đảm bảo ATGT cho học sinh; 100% trường học tổ chức cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về ATGT.

Đây là những chỉ đạo hết sức chi tiết, cụ thể. Việc tổ chức ký cam kết giữa nhà trường, phụ huynh không còn là "ký xong để đấy" mà sẽ có sự kiểm tra, giám sát.

Nhưng rõ ràng, nếu chỉ mình Bộ GD&ĐT làm thì chắc chắn hiệu quả đạt được sẽ không như mong muốn, thưa ông?

Đúng vậy. Chỉ thị đã nêu rõ vai trò quan trọng của lực lượng công an phối hợp với các trường học, không chỉ tuyên truyền pháp luật ATGT cho học sinh mà còn cho cả phụ huynh.

Ngoài ra, phân cấp rõ trách nhiệm của công an các cấp phối hợp nhà trường làm việc với phụ huynh và học sinh vi phạm để nhắc nhở, không để học sinh vi phạm và tái phạm; Rà soát thanh, thiếu niên, học sinh có biểu hiện đua xe, tụ tập gây rối để đưa vào diện quản lý, giáo dục.

Đặc biệt, Chỉ thị còn yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển, đưa đón học sinh bằng xe ô tô buýt chuyên dụng; Cơ chế, chính sách khuyến khích học sinh đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng và xe buýt chuyên dụng.

Ủy ban ATGT Quốc gia có trách nhiệm phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng sổ tay về lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm ATGT cho trường học, thí điểm tổ chức tập huấn về kiến thức và kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT.

Lấp khoảng trống đào tạo kỹ năng

Có ý kiến cho rằng hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật trật tự ATGT cho học sinh mới chỉ tập trung "học", còn "hành" vẫn hạn chế, ông có nghĩ như vậy?

Để nâng cao hiệu quả của tuyên truyền, giáo dục cần lồng ghép kiến thức ATGT vào các môn học chính khóa.

Tại các nước trên thế giới, ngay từ lứa tuổi mầm non, nhà trường, giáo viên đã hướng dẫn các em thực hành việc qua đường an toàn, tham gia giao thông bằng xe buýt ra sao, cách đội mũ bảo hiểm thế nào, từ đó hình thành ý thức chấp hành quy định về ATGT cho các em.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định bắt buộc học sinh học kỹ năng lái xe gắn máy an toàn và được đào tạo, phổ biến pháp luật đảm bảo ATGT. Ông nghĩ sao về đề xuất này?

Đề xuất này đã phản ánh đúng, trúng khoảng trống quy định pháp luật trong công tác đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh. Việc trang bị kỹ năng cho các em là rất cần thiết.

Nhà trường, cơ sở giáo dục có thể phối hợp với các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên mỗi địa bàn để các em học sinh được tham gia đào tạo, trang bị kiến thức cũng như kỹ năng lái xe an toàn, được kiểm tra, thi sát hạch và cấp chứng chỉ. Từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông cho các em, góp phần phòng ngừa TNGT.

Cảm ơn ông!

ATGT cho học sinh là tiêu chí thi đua với thầy cô

Ngày 21/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.

Chỉ thị nêu rõ, tình hình trật tự ATGT liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp, để lại hậu quả thương tâm cho nhiều gia đình và xã hội cả trước mắt và lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xác định công tác bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Bộ GD&ĐT nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác giáo dục pháp luật về ATGT trong nhà trường.

Bên cạnh đó, đưa nội dung bảo đảm ATGT đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm đối với cán bộ, nhân viên, giáo viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục; Xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ, năm học.

Lựa chọn nội dung phù hợp để giảng dạy

Đại diện Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết, thực hiện Chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã khẩn trương xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT trong trường học và đang được lấy ý kiến góp ý các cơ quan, đơn vị, sở GD&ĐT các địa phương.

Khi ban hành, dựa theo kế hoạch chung này, 100% các đơn vị, trường học sẽ phải thực hiện nghiêm. Tuy nhiên, tùy từng lứa tuổi, địa phương, khu vực, các nhà trường, thầy cô sẽ tham khảo, lựa chọn nội dung phù hợp để tích hợp trong giảng dạy, trong các giờ trải nghiệm của học sinh để giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, văn hóa tham gia giao thông an toàn.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.