• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cựu chiến binh tự quản, xóa “đường ngang tử thần”

11/10/2018, 06:40

Tổ gác chắn tự quản của Cựu chiến binh (CCB) Đà Nẵng phát huy hiệu quả, góp phần xóa đường ngang tử thần...

9

Khu vực gác chắn tự quản ATGT tại Km 781+545 của CCB quận Liên Chiểu

Xóa đường ngang "tử thần"

15h5, nắng vẫn còn chói chang, chiếc điện thoại bàn trong trạm gác reo hồi chuông dài, CCB Huỳnh Đức Dũng (SN 1954, trú phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) nhấc máy. Vài giây sau, ông Dũng nhìn lên bảng lịch tàu chạy, lẩm nhẩm: “Tàu SE18”, rồi tức tốc chạy ra trạm gác chắn hạ cần barie tại đường ngang dừng dòng xe máy đang hối hả lao tới. Đôi mắt ông ngóng tàu, quan sát khắp hai bên đường sắt cảnh báo người dân biết tàu đến.

Đoàn tàu xình xịch đi qua, ông Dũng nhanh nhẹn nâng cần barie rồi chạy vào trạm gác lật cuốn sổ theo dõi ghi giờ và loại tàu (tàu hàng, tàu khách - PV). Nói là trạm gác, nhưng thật ra nơi các CCB túc trực là một mái hiên lợp tôn, bên cạnh một ngôi miếu thờ nhỏ cạnh đường ngang giao cắt đường sắt Bắc - Nam tại Km 781+545 (phường Hòa Hiệp Nam). “Ngôi miếu này có cách đây 7 năm. Sau nhiều vụ tai nạn chết người tại đường ngang này, địa phương dựng lên miếu để thờ những người không may tử vong do tai nạn tàu hỏa”, ông Dũng mở đầu câu chuyện.

Trong 5 năm qua, Hội CCB thành phố đã có nhiều mô hình, nhiều tấm gương CCB tiêu biểu, góp phần kéo giảm TNGT trên địa bàn. Ngoài mô hình CCB tự quản trạm gác chắn Km 781+545, Hội CCB thành phố cũng xây dựng các mô hình tự quản đảm bảo ATGT ở nhiều tuyến đường. Từ đầu năm 2018 đến nay, Trên địa bàn thành phố xảy ra 62 vụ TNGT, làm chết 43 người, bị thương 42 người. So với cùng kỳ năm 2017, tình hình TNGT giảm cả 3 tiêu chí.

Ông Dũng cho biết, cạnh đường ngang này có nhiều nhà dân, cạnh khu quân đội nên rất nhiều xe máy và ô tô ra vào. Ngoài ra, đường sắt qua vị trí này lại cong, khuất tầm nhìn nên rất nguy hiểm. Trước đây, đường ngang chỉ có biển báo chứ không có đèn cảnh báo hay gác chắn nên rất dễ xảy ra TNGT.

Những người dân ở đây vẫn nhớ như in vụ TNGT đường sắt khiến một cán bộ phường tử vong vào cuối năm 2013. Theo đó, ngày 12/10/2013, đoàn cán bộ đi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quận đội Liên Chiểu. Khi đoàn ra về, chiếc ô tô 4 chỗ chở theo 3 người qua gần hết đường ray thì bị tàu hỏa tông khiến một cán bộ phường ngồi trên xe tử vong. Theo người dân tại khu vực này, trước đó cũng từng xảy ra rất nhiều vụ TNGT đường sắt khiến họ luôn bất an.

Sau vụ TNGT nghiêm trọng kể trên, Ban ATGT TP Đà Nẵng phối hợp với UBND quận Liên Chiểu thành lập một gác chắn và một trạm gác. Lúc này, một số hội viên Hội CCB quận Liên Chiểu tự nguyện đứng ra làm nhân viên gác chắn, hàng ngày túc trực tại trạm gác làm nhiệm vụ. Đến nay, tại trạm gác này có 5 người làm nhiệm vụ trực gác chắn, trong đó có 3 hội viên Hội CCB.

10

Ông Huỳnh Đức Dũng túc trực tại trạm gác tự quản của CCB quận Liên Chiểu

“Trực chiến” 24/24h

Dóng mắt lên bảng giờ chạy tàu, ông Nguyễn Văn Minh - thành viên tổ gác chắn cho biết, lịch tàu chạy dày đặc nên anh em ở đây phải túc trực thường xuyên 24/24h. Năm người chia làm các nhóm, trực 4 ca mỗi ngày, mỗi ca 6 tiếng. Ca đầu tiên bắt đầu từ 6h sáng, hết ca về nhà ăn cơm.

“Các anh em phải thường xuyên ở đây để trực điện thoại mới biết được hướng tàu chạy. Nếu người này bận việc nhà thì phải linh hoạt trao đổi để những thành viên trong tổ bố trí trực thay. Sơ sảy một chút hậu quả khó lường”, ông Minh chia sẻ.

5 năm qua, những người dân cạnh trạm gác này đã quá quen thuộc với hình ảnh những CCB hàng ngày ngồi trong trạm gác, túc trực bên chiếc điện thoại bàn cũ kỹ, cuốn sổ tay dày cộm đảm bảo ATGT. Dù nắng hay mưa, những CCB này đều túc trực 24/24h canh gác chắn.

Ông Bảy, người dân địa phương cho biết, từ khi có trạm gác chắn này, tại đường ngang không xảy ra TNGT. Không chỉ đảm bảo ATGT tại đường ngang, các thành viên tổ gác chắn cũng chú ý quan sát các vị trí cạnh đường ngang để cảnh báo cho người dân khi tàu đến. Nhờ sự tâm huyết của các CCB mà ATGT đường sắt ở khu vực này chuyển biển tích cực.

Theo ông Nguyễn Hữu Cường, Chánh văn phòng Ban ATGT TP Đà Nẵng, vị trí Km 781+545 là đường ngang hợp pháp nhưng không có gác chắn, chỉ có cảnh báo bằng biển báo. Khi mới lắp đặt gác chắn này, các CCB tự nguyện trực gác không hưởng lương. Về sau, Ban ATGT thành phố và quận Liên Chiểu mới bố trí một phần kinh phí nhỏ để hỗ trợ các thành viên tổ gác chắn.

Logo tai tro Dang baso DT

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.