Đây là các dự án trong danh mục ưu tiên theo lộ trình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thành phố. Có tổng cộng 16 nút giao trọng điểm cần được đầu tư xây dựng trong 3 năm tới, nhằm giải ùn tắc giao thông, kết nối giao thông trong khu vực.
16 dự án nút giao thông là nút giao Ngã Tư Đình (QL1 - Nguyễn Văn Quá), Q.12; 5 dự án nút giao khác đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương, với tổng kinh phí khoảng 4.000 tỷ đồng, gồm: Linh Xuân (quốc lộ 1 - 1K), Nguyễn Thị Định - Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức); ngã tư Bốn Xã (Thoại Ngọc Hầu - Hương Lộ 2 - Lê Văn Quới, quận Tân Phú, Bình Tân); ngã bảy Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong và ngã sáu Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh (quận 10).
Trong đó, dự án ngã tư Đình (quốc lộ 1 - Nguyễn Văn Quá, quận 12) đã hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư với tổng số vốn khoảng 480 tỷ đồng.
Có 5 dự án nút giao đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương, với tổng kinh phí khoảng 4.000 tỷ đồng, gồm: Linh Xuân (quốc lộ 1 - 1K, TP Thủ Đức), ngã bảy Điện Biên Phủ giao giữa các con đường Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong, ngã sáu Nguyễn Tri Phương giao với Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh (quận 10), Nguyễn Thị Định - Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức); ngã tư Bốn Xã (Thoại Ngọc Hầu - Hương Lộ 2 - Lê Văn Quới, quận Tân Phú, Bình Tân).
Còn lại 10 nút giao chưa được duyệt chủ trương đầu tư và đang được kiến nghị bố trí 5 tỉ đồng để thực hiện các bước chuẩn bị như lập, thẩm định, quyết định chủ trương.
Hiện giao thông tại các nút giao cần sớm đầu tư này luôn trong tình trạng quá tải, ùn ứ diễn ra thường xuyên:
Ngã tư Đình, giao giữa quốc lộ 1 - Nguyễn Văn Quá, quận 12, đã được duyệt với tổng vốn khoảng 480 tỷ đồng. Đây là nút giao thường xuyên xảy ra ùn xe kéo dài vào các giờ cao điểm trong ngày.
Ngã tư Đình nằm giữa hai nút giao lớn là An Sương và Tân Thới Hiệp, hai nút giao được đầu tư xây dựng cầu vượt trên quốc lộ 1. Dòng xe cộ thường bị ùn ứ kéo dài nhiều km khi qua ngã tư này.
Ngã tư Đình nhỏ hẹp, hiện nay như nút thắt cổ chai, gần nút giao là khu chợ tự phát trên đường Nguyễn Văn Quá, tập trung nhiều xe máy đến mua bán, băng qua giao lộ, vượt đèn đỏ. Hạng mục chính của dự án gồm xây cầu vượt trên quốc lộ 1 dài 600 m, trong đó phần cầu dài 240 m, rộng hơn 17 m cho 4 làn xe.
Khi hoàn thành sẽ giúp giao thông trên quốc lộ 1 thông suốt khoảng 5km từ cầy vượt An Sương - ngã tư Đình - Tân Thới Hiệp. Cùng đó là nâng cấp các tuyến đường xung quanh, hoàn chỉnh giao thông cửa ngõ tây Bắc thành phố. Về lâu dài, giao thông khu vực sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, vành đai 3 giúp phát triển kinh tế, khu đô thị vệ tinh.
Cách đó hơn 10km cùng nằm trên quốc lộ 1 là Nút giao Linh Xuân giao quốc lộ 1 - quốc lộ 1k - đại lộ Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức, đây được đánh giá là nút giao nhỏ hẹp nằm ở cửa ngõ quan trọng nối TP.HCM - Đồng Nai. Nút giao hiện có xây cầu vượt nhưng cấm xe máy, 4 nhánh đường trên cao rẻ phải ra vào quốc lộ 1. Nút giao thường xuyên ùn ứ khi có nhiều xe kích thước lớn dồn về vòng xoay cùng lúc.
Nằm gần KCX Linh Trung, mỗi khi vào giờ tan tầm là có hàng ngàn công nhân băng qua nút giao này, xen lẫn giữa các xe kích thước lớn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Nút giao Linh Xuân như điểm nghẽn giữa 2 tuyến quốc lộ và đại lộ, nếu cùng lúc có nhiều xe kích thước lớn như container, xe tải dồn về ngã tư dưới cầu vượt gây khó khăn cho dòng xe từ quốc lộ 1 rẻ trái đi về các KCN, cảng biển ở TP Thủ Đúc từ đó dẫn dến ừn tắc giao thông.
Nằm ở trung tâm thành phố, nút giao ngã bảy Lý Thái Tổ (giáp quận 5, quận 10) nơi giao nhau của rất nhiều tuyến đường lớn như Lý Thái Tổ - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Ngô Gia Tự, từ đây kết nối giao thông với các quận 1, 3 nên áp lực giao thông qua đây rất lớn.
Nút giao thường xảy ùn ứ vào các giao cao điểm, khi dòng xe từ đường Lý Thái Tổ xung đột với dòng xe trên đường Ngô Gia Tự, khu vực là nơi đi qua của nhiều tuyến xe buýt.
Gần đó, là nút giao ngã sáu Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh (giáp quận 5 và quận 10), tương tự ngã bảy Lý Thái Tổ, giao thông tại nút giao nay ngày càng đông đúc nhất là vào hai buổi trưa và chiều. Giai đoạn 2018-2020, thành phố có kế hoạch xây cầu vượt thép tại đây nhưng chưa triển khai.
Mới đây, tượng đài An Dương Vương xây dựng năm 1966 ở ngã sáu vừa được tu sửa xong, phục dựng nguyên trạng. Tượng đài An Dương Vương tay cầm nỏ, đặt trên đỉnh cột cao khoảng 50 m, nằm ở phần lõi vòng xoay. Phần cột có kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ, phía dưới là bốn bức tượng con nghê, hướng nhìn ra các tuyến đường xung quanh.
Nằm ở rìa trung tâm thành phố là nút giao ngã tư Bốn Xã giao giữa 6 con đường như Thoại Ngọc Thầu - Hương Lộ 2 - Lê Văn Quới - Hoà Bình - Bình Long - Phan Anh giáp ranh 2 quận Tân Bình và Tân Phú. Tại đây, từng được đề xuất xây dựng cầu vượt bằng thép nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai, trở thành một trong những điểm thường xuyên gây ùn xe.
Phần lớn nhà cửa nằm ở khu vực ngã tư Bốn Xã là nhà cấp bốn, khu vực này mỗi buổi chiều còn có chợ tự phát nằm trên đường Phan Anh, cảnh buôn bán lấn chiếm lòng lề đường cũng góp phần gây nên tình trạng khó khăn giao thông.
Nơi giao nhau 6 tuyến đường, khiến giao thông thường xuyên bị xung đột, bất kỳ sự cố giao thông nào cũng có thể dẫn đến ùn tắc cục bộ ngay ngã tư. Nút giao này nhỏ hẹp, như nút thắt cổ chai chặn dòng phương tiện trên đường Hương Lộ 2, Lê Văn Quới và Hoà Bình đổ về.
Cùng nằm trong 5 nút giao thông đã thông qua chủ trương đầu tư là Nguyễn Duy Trinh - Nguyễn Thị Định, nằm ở đầu cầu Giồng Ông Tố, TP Thủ Đức, nút giao được đánh giá ngày càng quá tải khi xe cơ giới lưu thông qua vào cảng container và bến phà Cát Lái.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận