• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cần 1.200 tỷ cải tạo gần 700 đường ngang qua đường sắt

08/09/2019, 06:47

Đường sắt kiến nghị ưu tiên bố trí cả nghìn tỉ đồng nâng cấp, cải tạo đường ngang để kéo giảm nguy cơ TNGT.

Điểm giao cắt giữa đường sắt Bắc - Nam và phố Định Công (Hà Nội) bị che khuất tầm nhìn do nhà dân hai bên quá sát đường ngang

Nguy cơ TNGT rình rập

Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại đường ngang giao cắt giữa đường sắt Bắc - Nam và phố Định Công (Hà Nội), mật độ giao thông qua lại rất lớn nhưng lại bị che khuất tầm nhìn do nhà dân hai bên quá sát đường ngang. Khoảng cách giữa đường bộ phía đường Giải Phóng và đường sắt cũng quá gần, gây nguy cơ TNGT rất cao.

Tương tự tại đường ngang cảnh báo tự động lối vào cầu Đình Dù (Văn Lâm, Hưng Yên) tuyến Gia Lâm - Hải Phòng, đường bộ chạy song song với đường sắt có khoảng cách rất gần. Trong khi đó, lối lên cầu khá hẹp, các phương tiện thường xuyên bị dồn ứ trên đường ngang. Nếu tàu đến mà các phương tiện chưa thoát được, nguy cơ bị tàu đâm là nhãn tiền.

Ông Võ Thanh Hiền, Phó trưởng phòng Kết cấu hạ tầng giao thông, Cục Đường sắt VN cho biết, thực trạng này khá phổ biến trên đường sắt quốc gia. Có đến 86% các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt tại các đường ngang hợp pháp không đủ tiêu chuẩn quy định. Phổ biến nhất là tầm nhìn hạn chế, độ dốc và góc giao của đường bộ với đường sắt vượt quá quy định.

Theo ông, hiện nay có trên 1.500 đường ngang hợp pháp. Tuy nhiên, nếu phân loại theo tiêu chí quy định tại Nghị định số 65/2018, có đến 31 đường ngang đan là điểm đen TNGT đường sắt, chiếm tỉ lệ 2,05% và 645 đường ngang là điểm tiềm ẩn TNGT đường sắt, chiếm tỉ lệ 42,60%.

Ông Nguyễn Quý Dương, Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng, Tổng công ty Đường sắt VN thông tin, trên các tuyến đường sắt quốc gia, hiện có 609 đường ngang có gác. Tuy nhiên, hầu hết chưa có đầy đủ hệ thống tín hiệu quy định theo Thông tư 25/2018.

Cần có lộ trình đầu tư

Theo ông Võ Thanh Hiền, năm 2019, Cục Đường sắt VN đã chủ trì lập Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt để trình Bộ GTVT. Đề án đề xuất xây dựng mới 305 đường ngang gồm: 19 đường ngang thuộc Kế hoạch 994; 56 đường ngang thuộc quy hoạch chi tiết xây dựng hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ đã được Bộ GTVT phê duyệt; 230 đường ngang bổ sung mới. Để triển khai thực hiện, khái toán ban đầu giai đoạn đến năm 2020, dự kiến cần khoảng 700 tỷ; giai đoạn 2020-2025, con số này là khoảng 440 tỷ đồng.


Cũng theo ông Nguyễn Quý Dương, với nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động kinh tế để thực hiện, nâng cấp cải tạo đường ngang, từ năm 2012 đến nay được bố trí 930 tỷ đồng. Tổng công ty Đường sắt VN đã và đang triển khai thực hiện 627 đường ngang. Trong đó, năm 2017, được bố trí 170 tỉ đồng và tổ chức thi công 133 đường ngang. Năm 2016 - 2017, tổ chức thi công hoàn thành 93 đường ngang.

Về hiệu quả đầu tư, tất cả các đường ngang sau khi cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo độ êm thuận và cung cấp đầy đủ các tín hiệu báo hiệu cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đặc biệt, tại các đường ngang cảnh báo tự động lắp đặt bổ sung cần chắn tự động đã phát huy hiệu quả cao.

Để giảm thiểu nguy cơ tai nạn tại các đường ngang, ông Đặng Sĩ Mạnh, Phó TGĐ phụ trách TCT Đường sắt VN cho biết, vừa qua đơn vị đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT và Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí hơn 1.200 tỉ đồng kinh phí cho các dự án đường ngang với lộ trình vốn cụ thể cho từng năm. Trong đó, năm 2020 triển khai thực hiện nâng cấp, cải tạo 82 đường ngang biển báo thành đường ngang cảnh báo tự động có lắp cần chắn tự động và đường ngang có người gác. Kinh phí dự kiến 205 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2020, sẽ thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu như tín hiệu và sửa chữa mặt đường đảm bảo êm thuận 200 đường ngang có gác trên tuyến Hà Nội - TP HCM với tổng kinh phí dự kiến hơn 450 tỉ đồng. Sang năm 2021, thực hiện đối với 190 đường ngang trên tuyến Hà Nội - TP HCM và tuyến Gia Lâm - Hải Phòng với tổng kinh phí dự kiến hơn 293 tỉ đồng. Đến năm 2022 sẽ thực hiện đối với 176 đường ngang trên các tuyến còn lại với tổng kinh phí dự kiến hơn 304 tỉ đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.