• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cấm 14 năm, vì sao xe tự chế vẫn lộng hành?

11/11/2022, 06:09

Dù đã có quy định cấm tham gia giao thông từ 2008 nhưng đến nay xe ba bánh tự chế vẫn ngang nhiên lưu thông gây ra nhiều vụ TNGT thương tâm.

Dù đã có quy định cấm tham gia giao thông từ năm 2008 nhưng đến nay xe ba bánh tự chế vẫn ngang nhiên lưu thông trên đường, gây ra nhiều vụ TNGT thương tâm.

Liên tiếp gây tai nạn

Hiện trường chiếc xe ba gác gây tai nạn khiến 3 bà cháu thương vong ở Thanh Hóa

Khoảng 9h sáng 5/11, trên QL1A đoạn qua huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam xảy ra vụ TNGT giữa xe ba gác không có BKS và xe máy BKS 73K9-5239 do ông N.T.H. (54 tuổi) điều khiển lưu thông cùng chiều, khiến ông H. tử vong tại chỗ, người điều khiển xe ba gác bị thương.

Trước đó, tối 16/9, cũng trên QL1A, đoạn qua tỉnh Quảng Bình cũng xảy ra vụ TNGT gây ra hậu quả đau lòng, khi xe ba gác va chạm với xe đầu kéo rồi lao lên vỉa hè bên phải đường đâm vào 3 bà cháu đang ngồi chơi khiến bà D.T.H (66 tuổi) và cháu P.N.H (1 tuổi) tử vong, một bé 3 tuổi và tài xế xe ba gác bị thương.

Không chỉ liên quan đến đảm bảo ATGT, việc cấm các loại xe tự chế ở các thành phố lớn còn liên quan đến mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, song song với đó, cần có giải pháp để giải quyết nhu cầu vận chuyển cho người dân.

Thượng tá Phạm Việt Công, Phó chánh VP Ủy ban ATGT Quốc gia


Tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, khoảng 9h30 sáng 8/8, chị L.H.P.U điều khiển xe máy lưu thông trên đường Hùng Vương cũng bất ngờ va chạm với xe ba gác do ông N.V.D. (33 tuổi) điều khiển, dẫn đến tử vong.

Cuối tháng 6, tại cầu Tạnh Xá 1 (TP Thanh Hoá) cũng xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe máy BKS 36B-274.97 chở 3 người với một xe ba bánh khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng VP luật sư Kết nối cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, các xe tự chế đã bị cấm hoàn toàn từ ngày 1/1/2008.

Với người sử dụng xe tự chế tham gia giao thông, tùy thuộc vào hành vi và hậu quả cụ thể mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý khó khăn

Quy định đã rõ, nhưng vì sao xe tự chế vẫn lộng hành, liên tiếp gây ra các vụ tai nạn thương tâm?

Theo TS. Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT, khi một hành vi vi phạm không bị ngăn chặn và xử phạt thích đáng sẽ có xu hướng lan rộng và ngày càng phổ biến.

Tuy nhiên, cũng cần chia sẻ với lực lượng chức năng dù vi phạm rất dễ nhận biết nhưng việc xử lý lại khó khăn. Bởi các xe ba gác tự chế có kết cấu cồng kềnh lại chở thêm hàng hóa nên khó thu giữ và di chuyển, chưa kể đến việc chủ phương tiện thường có xu hướng không hợp tác, cản trở giao thông trên đường.

Cũng theo TS. Hiếu, hiện nay chỉ với khoảng 20 triệu đồng là có thể mua được một xe 3 bánh động cơ 100 phân khối để vận chuyển hàng hóa.

Nhu cầu và doanh thu từ vận chuyển hàng hóa rất lớn cũng là nguyên nhân khiến người dù biết sai vẫn vi phạm. Ngoài ra, có thực tế là nhiều người đang lợi dụng sự nhân đạo trong chính sách cho phép thương binh được sở hữu và sử dụng xe ba bánh để phục vụ nhu cầu đi lại của bản thân.

Đồng quan điểm, luật sư Hùng cho biết, thực tế vẫn tồn tại một bộ phận tài xế cố tình sử dụng loại phương tiện này, chấp nhận bị xử phạt, thậm chí sẵn sàng bỏ xe lại khi bị xử lý do giá thành thấp. “Hiện việc quản lý hoạt động sản xuất, lắp ráp xe tự chế gần như bị bỏ ngỏ, khiến các loại xe này tràn lan trên đường phố”, luật sư Hùng nói.

Thiếu tá Trần Quang Chinh, Đội phó Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, quá trình xử lý xe ba gác tự chế trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Khi dừng xe chở hàng cồng kềnh, ngay lập tức, lái xe sẽ xuất trình thẻ thương, bệnh binh và xin xỏ với nhiều lý do rồi chây ì.

Đáng chú ý, khi cơ quan chức năng ra quân xử nghiêm xe ba gác tự chế, người dân lại chuyển sang sử dụng xe máy cũ nát kéo theo xe cải tiến chưa được kiểm định để chở vật liệu cồng kềnh. Khi bị lập biên bản, nhiều chủ xe xin không được liền bỏ luôn xe, gây khó khăn trong xử lý.

Đề xuất tăng mức phạt, thêm quy định

Xe ba gác tự chế vẫn ngang nhiên lưu thông trên đường ở Hà Nội

Theo luật sư Hùng, chế tài xử phạt hành chính đối với vi phạm trên hiện vẫn còn khá nhẹ, chưa tương xứng với thiệt hại thực tế mà những hành vi vi phạm này có thể gây ra.

Đồng quan điểm, TS. Hiếu cho biết, cần phải tăng nặng mức xử phạt vì doanh thu từ vận chuyển hàng hóa bằng xe tự chế rất lớn. Cùng với đó, kiên quyết tịch thu, tiêu hủy công khai để tạo hiệu ứng răn đe; bổ sung các quy định mới để xử lý các cơ sở sản xuất các phương tiện này.

Thiếu tá Chinh cho biết, cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu cho phép loại xe chuyên dụng để phục vụ nhu cầu của người dân trong vận chuyển đồ đạc, vật liệu vào trong các ngõ nhỏ, hẻm sâu khi các phương tiện ô tô hiện nay chưa đáp ứng được.

“Đối với các thương, bệnh binh cần có chính sách hỗ trợ việc làm để họ không cần mưu sinh bằng phương tiện này. Thực tế đến nay, thương, bệnh binh đã lớn tuổi, không còn đủ sức khoẻ để điều khiển, nhiều người giao cho con lái, đến khi yêu cầu dừng xe kiểm tra lại đưa ra lý do, xin xỏ”, Thiếu tá Chinh nói và cho biết, thực hiện được đồng bộ các giải pháp trên, lực lượng chức năng sẽ có cơ sở để mạnh tay xử lý các xe tự chế.

Thượng tá Phạm Việt Công, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho rằng, xe tự chế vẫn tồn tại dù đã có quy định cấm 14 năm qua là do người dân có nhu cầu sử dụng.

Điển hình là việc vận chuyển ở các ngõ nhỏ khu vực thành phố khi các phương tiện được phép hoạt động không thể di chuyển vào; hay tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây Bắc, do tiện lợi di chuyển, tiết kiệm chi phí.

“Cùng với việc thường xuyên ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm, cưỡng chế đối với các trường hợp chây ì, cần nghiên cứu loại phương tiện khác đảm bảo an toàn, từ đó quy định để quản lý, cấp phép. Bên cạnh đó, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật để kiểm định loại phương tiện này, bổ sung biển báo hiệu, hạ tầng giao thông để hoạt động an toàn”, Thượng tá Công nói.

Xe tự chế bao gồm: Xe công nông; xe máy kéo nhỏ phục cho phục cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xe thô sơ 3 bánh, xe bốn bánh, trừ xe 3 bánh dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển số.

Hành vi sử dụng xe tự chế sẽ bị phạt tiền từ 2- 3 triệu đồng. Ngoài ra, người nào điều khiển xe tự chế tham gia giao thông còn bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.