• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Cuộc sống an toàn

Cách nào ngăn uống rượu bia lái xe vùng miền núi?

17/10/2021, 17:30

Nguy cơ vùng dân tốc thiểu số và miền núi có thể trở thành “vùng trũng” trong thực thi quy định pháp luật phòng chống uống rượu bia lái xe.

Từ lâu, uống rượu, bia trở thành tập quán khó bỏ của nhiều người dân sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nguy cơ khu vực này có thể trở thành “vùng trũng” trong thực thi quy định pháp luật về phòng chống uống rượu bia lái xe là hiện hữu. Giải pháp nào để ngăn chặn thực trạng này?

Thực trạng đáng lo ngại

Cao Thanh Kiệt (Khánh Sơn, Khánh Hòa) ra đi khi mới vừa tròn 18 tuổi. Một buổi tối ngày đầu tháng hai vừa qua, sau khi uống rượu cùng bạn bè, Kiệt lấy xe máy đi chơi một mình rồi tự té và tử vong. Trong gia đình, vì bố bị bệnh lao lực, Kiệt trở thành lao động chính, lo kinh tế của cả nhà. Nay em mất đi, gia đình lại chồng chất khó khăn.

Một trường hợp khác, mới 24 tuổi nhưng anh Hà Quốc Khánh (xã Huy Tân, huyện Phù Yên, Sơn La) không nhớ mình đã bao lần ngã xe do lái xe trong lúc say rượu. Lần bị nặng nhất gần đây, khi anh đi uống rượu mừng nhà mới của gia đình người bạn.

Lực lượng CSGT công an huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) kiểm tra vi phạm nồng độ cồn

“Hôm đó, anh cùng những người bạn đã uống không biết bao nhiêu chén. Lúc lái xe về, say quá không làm chủ được tốc độ, đêm tối lại không nhìn rõ đường, anh lao xe ngã nhào xuống ruộng. Rất may chỉ bị rạn xương sườn, trầy xước chân tay, nhưng lần ấy anh cũng đã phải nằm nửa tháng không làm được gì. Uống rượu say mà cứ liều lái xe đúng là quá nguy hiểm. Tôi mấy lần chết hụt, nên cũng thấy sợ lắm rồi", anh Khánh chia sẻ.

Uống rượu vốn là một nét văn hóa, một thói quen có từ rất lâu trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tỷ lệ người dân tộc thiểu số uống rượu cao hơn rất nhiều so với người Kinh. Cụ thể, tỷ lệ uống rượu ở nam giới người dân tộc Nùng là hơn 76%, dân tộc Dao là hơn 80%, dân tộc Mường là hơn 84%; dân tộc Tày là hơn 85%.

Một trong những hậu quả rõ nhất và gần nhất của tình trạng lạm dụng rượu bia, chính là tai nạn giao thông (TNGT). Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, TNGT là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong. Tỷ lệ người chết vì TNGT cao gấp gần 4 lần so với tỷ lệ người chết vì tai nạn lao động. Tỷ lệ chết vì TNGT ở nam giới cao gấp hơn 3 lần ở nữ giới.

TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông, Đại học Việt Đức công bố một nghiên cứu gần đây cho thấy, các vụ TNGT do liên quan đến người lái xe máy uống rượu bia chiếm 70 - 90%.

Đối với việc lạm dụng rượu bia và điều khiển phương tiện giao thông ở khu vực miền núi, ông Tuấn cho biết, tuy chưa có con số cụ thể nhưng tỷ lệ điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia ở vùng này chiếm khoảng hơn 70%.

“Đặc điểm đường giao thông ở địa bàn miền núi quanh co, khúc khuỷu, đường nhỏ và vắng. Với những người tỉnh táo, bình thường những cung đường như vậy cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với người đã sử dụng rượu bia, mức độ rủi ro sẽ còn cao hơn nhiều”, TS Tuấn nói.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

TS Lê Thu Huyền, Giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển GTVT, Trường Đại học GTVT Hà Nội cho hay, hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông ảnh hưởng lớn đến kỹ năng người lái xe, khiến người lái xe mất kiểm soát, dễ xảy ra TNGT. Khi nồng độ cồn trong máu đến 80mg/100ml thì xác suất gây TNGT cáo gấp 2,7 lần so với bình thường, đến 160mg/100ml gấp 30 lần và đến 240 mg/100ml sẽ cao gấp 150 lần so với bình thường.

Tại Việt Nam, TNGT dù đã được kiềm chế nhưng vẫn còn xảy ra TNGT nghiêm trọng. TNGT liên quan đến rượu bia chiếm tỷ lệ lớn khoảng 36% số vụ, trong khi đó trên thế giới, tỷ lệ này chỉ 11 - 25%. Số liệu thống kê vi phạm nồng độ cồn ở Việt Nam của cơ quan chức năng chỉ chiếm 4 - 5%, trong khi nghiên cứu độc lập của WHO tỷ lệ này chiếm đến gần 40%.

Pháp luật phòng chống tác hại của rượu bia đã đầy đủ nhưng việc thực thi trong thực tế không hề dễ dàng bởi những thách thức như tập tục của địa phương, quan niệm của người dân. Với tình trạng lạm dụng chất có cồn tham gia giao thông ở người dân nói chung và ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng là phù hợp và hiệu quả.

"Việc tuyên truyền phải bằng những hình thức đa dạng, hấp dẫn để có thể truyền tải tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, cần đưa nội dung về phòng, chống tác hại bia, rượu vùng dân tộc thiểu số vào các hương ước, quy ước thôn bản cũng là một gợi ý đáng quan tâm”, TS Huyền nói.

TS Vũ Anh Tuấn cho rằng, ở địa bàn miền núi, nhận thức của người dân còn hạn chế, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Với đồng bào ở đây, uống rượu đã trở thành một nét văn hóa trong mỗi dịp lễ hội. Nhưng nay, không chỉ có lễ hội người dân mới uống rượu. Rượu được đồng bào nhất là thanh niên uống ở mọi lúc, mọi nơi. Uống rượu không chỉ gây tổn hại sức khỏe, mà còn là tác nhân gây mất ATGT.

"Lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp xử lý nghiêm phạm nồng độ cồn. Tuy nhiên, với đồng bào dân tộc, vấn đề quan trọng nhất là làm cho họ thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi. Và để làm được điều này, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò quan trọng là của chính quyền cơ sở và các già làng, người có uy tín", ông Tuấn nói.

TS. Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, cần quan tâm cung ứng dịch vụ vận tải công cộng. Ở đồng bằng đã có nhiều nhưng đối với miền núi vận tải công cộng còn nhiều khoảng trống. Sau khi uống rượu bia, phương tiện cá nhân là phương tiện duy nhất của đồng bào người dân tộc. Dù không thể đổi lỗi cho việc này, nhưng đây là vấn đề rất cần quan tâm. Nếu được cung ứng dịch vụ vận tải công cộng tốt, người dân có nhiều lựa chọn, giảm tỷ lệ người dân đã uống rượu bia nhưng vẫn lái xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.