• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cách nào giúp xe chở học sinh an toàn hơn?

01/03/2024, 06:20

Những đề xuất đều hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường, ngăn ngừa những vụ tai nạn, sự cố đáng tiếc như đã từng xảy ra.

Lộ nhiều bất cập

Cuối năm 2019, cháu L.H.L (6 tuổi), học sinh lớp 1 Trường quốc tế Gateway (nay đổi tên thành Deway) có trụ sở tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội được phát hiện tử vong trên ô tô đưa đón của nhà trường. Chiếc xe này chưa có giấy phép, chưa được cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải.

Cách nào giúp xe chở học sinh an toàn hơn?- Ảnh 1.

Xe đưa đón học sinh là một loại phương tiện đặc thù, đòi hỏi độ an toàn cao song hiện phương tiện này được coi như xe dịch vụ (ảnh minh họa).

Ngày 22/11/2021, trên địa bàn Sông Mã, tỉnh Sơn La, chiếc xe đưa đón học sinh đang chạy bất ngờ bung cánh cửa khiến 4 em văng ra ngoài, một em tử vong. Trước đó, tại Đắk Lắk, một học sinh lớp 6 cũng bị văng khỏi xe đưa đón và tử vong.

Đó chỉ là vài vụ việc điển hình cho thấy sự mất an toàn của xe đưa đón học sinh. Tại nhiều địa phương, không ít phụ huynh tự ý gom xe, ghép xe trên các hội nhóm để đưa con đến trường. Thậm chí, một số nơi còn sử dụng các loại xe tự chế, xe hết đăng kiểm, hết niên hạn để chở học sinh đến trường.

Lãnh đạo Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Cục Đường bộ VN) cho hay, hoạt động đưa đón học sinh xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc do thiếu cơ chế để quản lý chặt chẽ. Loại hình này lâu nay vẫn diễn ra tự phát; Chất lượng xe không bảo đảm, chưa gắn với trách nhiệm của cơ sở giáo dục đào tạo.

Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Minh Hiếu cho rằng, xe đưa đón học sinh là một loại phương tiện đặc thù, đòi hỏi độ an toàn cao. Tuy nhiên, hiện phương tiện này được coi như xe dịch vụ, hoạt động trên cơ sở hợp đồng vận tải ký giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Các phương tiện được sử dụng là xe chở khách thông thường, không phải xe buýt chuyên dụng chở học sinh như ở nước ngoài, học sinh được đối xử không khác những hành khách thông thường.

Sẽ có quy định đăng kiểm riêng

Để khắc phục tình trạng trên, tại dự thảo Quy chuẩn sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2015/BGTVT) đang được lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất quy định riêng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe chở học sinh.

Theo đó, phương tiện phải được thống nhất một màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Mặt trước và cạnh 2 bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe buýt trường học. Xe phải có biển hiệu, có biển báo hiệu dừng đỗ, biển cảnh báo các phương tiện khác không được vượt khi xe đang đỗ ở bến để đón, trả học sinh. Đồng thời, được trang bị thiết bị giới hạn tốc độ không vượt quá 80km/h.

Ghế ngồi phải được trang bị loại dây đai an toàn hai điểm; Được lắp đặt trên xe ít nhất một bộ sơ cứu, trang bị bình chữa cháy; Có camera bên ngoài để giám sát tình trạng phía ngoài cửa lên xuống.

Dự thảo còn quy định, xe phải được trang bị thiết bị quan sát toàn bộ khu vực hành khách thông qua gương chiếu hậu bên trong và hệ thống camera giám sát bên trong để giám sát hành vi của lái xe, hành vi của giám hộ học sinh và hành vi của học sinh trên xe; Có hệ thống còi báo động, âm thanh khẩn cấp hoặc liên lạc trực tiếp đến lái xe hoặc người quản lý học sinh để cảnh báo khi có học sinh bị bỏ quên trên xe, thời gian không quá 15 phút.

Lý giải về đề xuất này, đại diện Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ GTVT) cho biết, việc bổ sung quy định trên nhằm đáp ứng thực tiễn về sự phát triển của xe chở học sinh.

Một thành viên ban soạn thảo cho biết thêm, ban soạn thảo đã nghiên cứu, tham khảo các quy định tại nhiều quốc gia phát triển cũng như trong khu vực, chọn lọc để ứng dụng với các điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Việc quy định một màu sắc chung giúp tăng tính nhận diện, phân biệt với các loại phương tiện khác, từ đó người tham gia giao thông biết và chủ động nhường đường khi cùng lưu thông.

Bên cạnh quy định về dây đai an toàn, dự thảo cũng hướng đến quy định thiết kế ghế sao cho phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, tùy mục đích đưa đón học sinh ở các cấp học khác nhau, số lượng ghế trên xe cũng khác để phù hợp với vóc dáng học sinh.

Còn quy định thiết bị cảnh báo là nhằm ngăn những vụ việc đau lòng do bỏ quên học sinh trên xe như đã từng xảy ra.

Sẽ có mô hình xe học sinh chuyên dụng?

Theo ban soạn thảo, khi quy chuẩn được ban hành sẽ gợi mở cho các nhà sản xuất, nhập khẩu ô tô hướng đến sản xuất loại xe ô tô chuyên dụng để đưa đón học sinh như ở nước ngoài.

Cách nào giúp xe chở học sinh an toàn hơn?- Ảnh 2.

Quy định riêng về điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe đưa đón học sinh như nhiều nước đã áp dụng làm tăng nhận diện và đảm bảo chất lượng phương tiện, nâng cao ATGT đối với trẻ em.

Xe buýt học sinh sẽ đi theo tuyến cố định qua các trường học trên địa bàn, được đánh số hướng tuyến, phục vụ được tất cả học sinh trong thành phố dành cho lứa tuổi dưới 15.

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, quy định dành riêng cho xe đưa đón học sinh là cần thiết.

"Quy định màu sơn riêng, thậm chí có thể hướng đến chung một kiểu dáng để tạo đặc trưng riêng cho xe buýt học sinh là tốt nhất. Từ đó cũng cần nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu tiên cho loại phương tiện này.

Trong đó, có thể ưu tiên bố trí các điểm dừng đón/trả học sinh gần khu vực các cổng trường học; Ưu tiên làn đường khi di chuyển…", ông Tạo nói.

Cũng theo ông Tạo, cần có lộ trình thực hiện, thời gian đầu có thể cho phép các đơn vị vận tải tận dụng phương tiện sẵn có, hoàn thiện các hạng mục gắn trên xe. Đồng thời, quy định mốc thời gian cụ thể chuẩn hóa loại hình phương tiện này để các doanh nghiệp chủ động trong đầu tư.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi cho các đơn vị đầu tư phương tiện, tham gia kinh doanh dịch vụ này.

Hiện nay, nhiều nước quy định rất nghiêm ngặt điều kiện xe đưa đón học sinh. Xe buýt chở học sinh ở Mỹ đều sơn màu vàng đặc trưng. Tại California, xe buýt chở học sinh phải lắp đặt hệ thống cảnh báo an toàn trẻ em. Ở Ấn Độ, tài xế xe buýt của các trường cần có 5 năm kinh nghiệm. Mỗi xe cần một quản lý và tất cả các xe đều phải lắp hệ thống định vị, bộ giới hạn tốc độ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.