• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

“Bùa hộ mệnh” của tài xế trên những cung đường đen

22/10/2020, 10:08

Ông Vũ Ngọc Lăng đã có nhiều sáng kiến đảm bảo ATGT, cứu mạng nhiều người và mang lại giá trị kinh tế hàng tỷ đồng...

Ông Vũ Ngọc Lăng (thứ ba từ phải) - Vụ trưởng Vụ ATGT, Tổng cục Đường bộ VN kiểm tra đường cứu nạn và tường hộ lan bằng lốp trên QL6 địa phận tỉnh Hòa Bình

Trăn trở suy nghĩ và tâm huyết với nghề, những người làm ATGT như ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) đã có nhiều sáng kiến đảm bảo ATGT, cứu mạng nhiều người và mang lại giá trị kinh tế hàng tỷ đồng...

Đường cứu nạn bớt nỗi lo đi qua điểm đen đèo dốc

Đèo Lò Xo (đường Hồ Chí Minh) vốn là “cung đường đen” xảy ra rất nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây, cung đường này không còn là nỗi ám ảnh thường trực của cánh tài xế bởi sự xuất hiện của đường cứu nạn.

Với nhiều sáng kiến và thành tích nổi bật, ông Vũ Ngọc Lăng vinh dự là một trong 62 gương điển hình tiên tiến được Bộ trưởng Bộ GTVT tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020.


Ít người biết, sáng kiến này là của ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT, Tổng cục Đường bộ VN. Với vai trò là người đứng đầu đơn vị tham mưu, tổ chức thực hiện công tác đảm bảo ATGT trên hệ thống quốc lộ, nhiều năm qua, ông Lăng luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo nhiều giải pháp với chi phí thấp mang lại hiệu quả cao trong đảm bảo ATGT.

Trò chuyện với ông Lăng, chúng tôi được biết thêm nhiều điều thú vị xoay quanh sáng kiến về hệ thống đường cứu nạn trên những “cung đường đen”, đèo dốc đã cứu được nhiều xe mất phanh, từ đó giảm mạnh số vụ tai nạn và thương vong.

Ông Lăng chia sẻ, chứng kiến nhiều vụ TNGT thảm khốc tại các cung đường đèo dốc, chủ yếu do xe mất phanh lao xuống vực sâu, đâm vào các xe đi ngược chiều hoặc lao vào vách đá, làm chết nhiều người, bản thân ông vô cùng đau xót. “Sau mỗi vụ như vậy, tôi lại trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để giảm các vụ tai nạn thương tâm tại các cung đường này”, ông Lăng nói.

Nói là làm, ông cùng anh em bắt tay vào nghiên cứu và giải pháp đường lánh nạn tại đèo Lò Xo thuộc đường Hồ Chí Minh (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) thành hiện thực.

Trước đây, khi đèo Lò Xo xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do xe mất phanh lao xuống vực làm chết nhiều người, nhiều đoàn vào kiểm tra, đưa ra nhiều phương án như làm cầu cạn, làm hầm chui với số tiền lên đến 3-5 nghìn tỷ đồng. Nhưng khi vào khảo sát, ông Lăng nhận thấy, làm đường cứu nạn là giải pháp tối ưu.

10 hốc cứu nạn trên cung đường đèo Lò Xo với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng được thực hiện. Sau khi đưa vào hoạt động, hệ thống đường cứu nạn này phát huy hiệu quả ngay, cứu được rất nhiều xe mất phanh, trôi dốc, lao xuống vực.

Ông Cao Xuân Giao, Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ III cho biết, tại đèo Lò Xo, TNGT giảm từ 18 vụ (5 người chết, 72 người bị thương) năm 2018 còn 11 vụ (6 người bị thương, không có người chết) năm 2019. Đường cứu nạn, hốc cứu nạn trên đèo Lò Xo đã cứu được 3 xe mất phanh, không có thiệt hại về người.

Sau đèo Lò Xo, đường cứu nạn được nhân rộng trên các tuyến quốc lộ có địa hình đèo dốc quanh co khác. Ông Trần Văn Toản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ I.2 cho biết, tuyến QL6 hiện có 5 đường cứu nạn, sau khi đưa vào khai thác đã cứu được 13 vụ xe mất phanh, mất lái, không để xảy ra thương vong. Ngày 25/7 vừa qua, nhờ có đường cứu nạn, chiếc xe khách mất phanh đang chở 30 hành khách lưu thông trên QL6 tránh được vụ tai nạn thảm khốc.

Tài xế Phạm Ngọc Vinh, người thường xuyên chở hàng tuyến Hà Nội - Sơn La chia sẻ, đường cứu nạn, tường lốp được ví như “bùa hộ mệnh” cho các phương tiện không may bị mất phanh, mất lái mỗi khi xuống đèo. Bởi, khi xe đổ đèo, mất lái, nếu xe tựa vào bức tường phòng hộ này không chỉ giảm được sự va đập, mà đàn hồi của lốp cao su sẽ làm cho xe giảm hẳn tốc độ.

“Thần hộ mệnh” của tài xế

Tường lốp trên QL6 đoạn qua tỉnh Hòa Bình

Xây dựng đường cứu nạn được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo ATGT trên những tuyến đường đèo dốc, tuy nhiên vì thiếu kinh phí hoặc những vị trí nguy hiểm lại không đủ điều kiện về mặt bằng nên nhiều đoạn đường việc đầu tư xây dựng gặp khó khăn. Trong điều kiện như vậy, ông Vũ Ngọc Lăng lại mày mò tìm giải pháp lắp đặt hộ lan bằng lốp xe phế thải trên tuyến QL6 qua tỉnh Hòa Bình.

“Không chỉ tránh được va đập mạnh, giảm tốc độ của các phương tiện, bức tường phòng hộ được thiết kế với hàng nghìn thanh thép chuyên dụng, đóng ngập sâu đến 2m còn được ví như bức bình phong vững chãi, ngăn không để các phương tiện lao xuống vực. Đã có trên 10 nghìn lốp xe ô tô được sử dụng để làm bức tường. Cách làm này góp phần hạn chế, giảm thiểu hậu quả của các vụ TNGT và được áp dụng nhiều nơi”, ông Lăng chia sẻ.

Ông Trần Văn Toản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ I.2 cho biết, trên những tuyến đường đèo dốc, mỗi khi xảy ra tai nạn hậu quả luôn nặng nề. Nhưng, trong vụ tai nạn tại khu vực đỉnh đèo Thung Khe (QL6) mới đây, thiệt hại không đáng kể, phương tiện hư hỏng nhẹ và đặc biệt là không gây thiệt hại về người. Lý do đơn giản là vì được dải hộ lan bằng lốp xe ngăn lại. “Một năm trở lại đây những vụ ô tô bị lật, đổ đã giảm đáng kể nhờ dải hộ lan lốp được lắp đặt”, ông Toản chia sẻ.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, dải hộ lan bằng lốp xe hay đường cứu nạn là giải pháp có tính khả thi, chi phí không quá cao, không cần nhiều mặt bằng lắp đặt. Ngoài giảm thiểu thiệt hại khi không may xảy ra tai nạn, dải hộ lan lốp còn cảnh báo để người lái xe chấp hành đúng quy tắc giao thông, từ đó giảm nguy cơ và thiệt hại do TNGT.

Ông Vũ Ngọc Lăng còn được biết đến là người có nhiều sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn như giải pháp xử lý điểm sạt lở taluy dương, taluy âm bằng cách rót vữa bê tông tạo liên kết giữa các khối trượt, sau đó phun nhũ tương vào các taluy, kết hợp với trồng cây, phủ lưới, xếp rọ đá giúp ổn định lâu dài các điểm sạt lở. Giải pháp này được áp dụng rộng rãi hiện nay và được đánh giá rẻ gấp 10 lần so với giải pháp xử lý theo xây dựng cơ bản.

Hay trong tổ chức giao thông, ông Lăng đã cải tiến biển cảnh báo giúp lái xe dễ nhận biết, tránh được nguy hiểm khi xuống dốc. Bên cạnh đó là giải pháp cải tiến hộ lan tôn sóng từ cột vuông sang cột tròn, đưa lên cao, giúp người đi xe máy an toàn hơn; Sử dụng sơn giảm tốc dạng vạch đơn liên tục tăng cảnh báo nguy hiểm cho lái xe…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.