• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Báo động hành vi chống đối CSGT, ngăn cách nào?

10/01/2024, 14:23

Năm 2023, hành vi chống đối CSGT gia tăng, đã có 1 CSGT hy sinh cùng 44 cán bộ chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ.

Hành vi chống đối ngày càng manh động

Tối 8/1/2024, Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã tạm giữ hình sự Trần Đình Duy (SN 1989, trú phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ.

Báo động hành vi chống đối CSGT, ngăn cách nào?- Ảnh 1.

Năm 2023, cả nước xảy ra 79 vụ chống đối người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm TTATGT (ảnh minh hoạ).

Trước đó, khoảng 9h sáng cùng ngày, Duy điều khiển xe máy chở 15 cây sắt trên yên xe, lưu thông trên đường Trường Sơn. Phát hiện hành vi chở hàng cồng kềnh, tổ công tác Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng ra hiệu dừng phương tiện kiểm tra.

Tuy nhiên, thay vì chấp hành, Duy rồ ga, tông thẳng xe vào thiếu tá Nguyễn Hữu Tiến Lên, tổ trưởng tổ công tác khiến anh Lên bị thương nặng vùng đầu và chân tay.

Trước đó không lâu, Công an huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Quang Ngôi (SN 1998) về tội chống người thi hành công vụ.

Khi bị CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn lúc đang điều khiển xe tải, Ngôi không chấp hành và tăng ga bỏ chạy, gây nguy hiểm cho các cán bộ chiến sĩ CSGT. Kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát xác định Ngôi vi phạm mức 0,311mg/lít khí thở.

Trên đây chỉ là 2 trong số 79 vụ chống người thi hành công vụ trong công tác đảm bảo trật tự ATGT xảy ra trong năm 2023.

Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, so với năm 2022, số vụ chống người thi hành công vụ năm 2023 tăng 53 vụ (203%), làm 1 CSGT hi sinh, 44 cán bộ, chiến sĩ bị thương. Đã có 79 đối tượng bị bắt giữ. Công an các địa phương đã xử lý hình sự 36 vụ, xử lý hành chính 2 vụ, hiện đang tiếp tục điều tra 41 vụ.

"Thực tế này thể hiện sự coi thường kỷ cương, pháp luật, làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm ATGT, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự của cán bộ, chiến sỹ khi thi hành công vụ", Uỷ ban ATGT Quốc gia đánh giá.

Tại lễ tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức ngày 9/1, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết, hành vi chống người thi hành công vụ trong công tác đảm bảo ATGT diễn ra rất nghiêm trọng.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Thiếu tá Trần Quang Chinh, Đội phó Đội CSGT số 9, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, tình trạng chống người thi hành công vụ nói chung, nhất là với CSGT ngày càng manh động hơn.

"Trước đây, người vi phạm thường xin xỏ để được bỏ qua, nếu không được sẽ quay ra khiêu khích, sau đó mới đến chống đối. Nhưng hiện nay người vi phạm tấn công thẳng lực lượng CSGT.

Người vi phạm giao thông luôn coi việc bị xử phạt là sự mất mát, bức xúc mà không nghĩ rằng lực lượng chức năng đang xử lý vi phạm là để đảm bảo an toàn cho chính bản thân họ và những người xung quanh", Thiếu tá Chinh chia sẻ.

Báo động hành vi chống đối CSGT, ngăn cách nào?- Ảnh 2.

Các chuyên gia cho rằng hành vi chống đối CSGT rất nghiêm trọng nhưng chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe (ảnh minh hoạ).

Cương quyết xử lý vi phạm

Là người có nhiều năm kinh nghiệm xử lý vi phạm giao thông, Thiếu tá Trần Quang Chinh cho biết, quá trình làm nhiệm vụ, tiếp xúc với người vi phạm, lực lượng CSGT cần có sự thân thiện nhưng phải kiên quyết và dứt khoát.

"Sự thân thiện tạo ấn tượng ban đầu về cách làm việc của người thực thi công vụ, góp phần giảm bức xúc của người vi phạm. Tuy nhiên, phải cương quyết không bỏ qua lỗi vi phạm, nhất là những lỗi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông.

Mục đích cuối cùng không gì khác là đảm bảo an toản cho chính người vi phạm và những người tham gia giao thông khác", Thiếu tá Chinh nêu quan điểm.

Trong khi đó, TS Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT thì cho rằng, hiện nay các chế tài xử lý vi phạm giao thông đã tương đối nghiêm khắc, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để làm sao tạo được sự răn đe.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cũng góp ý, ngoài việc xử lý trực tiếp trên đường, lực lượng chức năng cần truy đến cùng các vụ vi phạm để phạt nguội.

Đặc biệt, theo luật sư, cần tăng chế tài xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ.

Theo quy định hiện tại, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn để cản trở người thi hành công vụ sẽ bị cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm.

Các trường hợp chống người thi hành công vụ có tổ chức; phạm tội từ 2 lần trở lên… bị phạt tù từ 2 - 7 năm… Việc xử lý như vậy là chưa đủ răn đe.

"Phương tiện giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ, tại nhiều quốc gia, tài xế chỉ vi phạm nồng độ cồn quá mức quy định thì đã phải đối diện với án tù rồi.

Vì vậy, những hành vi như cố tình tông xe vào lực lượng CSGT cần phải xem xét điều tra tội giết người", luật sư Bình nêu quan điểm và cho rằng, ngoài việc xử lý hình sự, chế tài tước vĩnh viễn bằng lái đối với những đối tượng này cùng rất cần thiết, để họ không có cơ hội tái phạm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.