• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

An toàn phải đặt hàng đầu

15/10/2019, 15:10

Mặc dù khu phố “cà phê đường tàu” Hà Nội đã được giải tỏa, trả lại bình yên cho khu vực này, nhưng dường như tranh cãi vẫn chưa “hạ nhiệt”.

Thanh tra giao thông quận Hoàn Kiếm cảnh giới phía ngoài khu vực vào cà phê đường tàu

Trên góc độ pháp lý, chắc chắn “cà phê đường tàu” vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về đảm bảo ATGT đường sắt. Theo Nghị định 56/2018 về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, phạm vi bảo vệ đường sắt ở đây tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra mỗi bên là 5,6m; Tiếp theo là phạm vi hành lang ATGT đường sắt tính từ mép phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra 3m. Trong khi các hộ dân ở đây mở cửa ra chưa đến 3m là đến mép đường ray.

Tuy nhiên, ở góc độ phát triển du lịch và dân sinh, vẫn nhiều ý kiến cho rằng, nên cho tồn tại nhưng có biện pháp quản lý, đảm bảo an toàn. Nhiều người còn liên tưởng đến điểm du lịch tàu chạy qua khu vực chợ phố cổ Thập Phần, Đài Loan. Ý kiến khác cho rằng, ngày thường chỉ có vài chuyến tàu chạy qua vào sáng sớm và buổi tối, lý gì không cho khách du lịch đến “check in” vào những giờ khác? Sao không làm hàng rào ngăn giữa đường tàu với các quán, khách sẽ đứng trong phạm vi hàng rào, như thế vẫn đảm bảo an toàn?.

Từ góc nhìn nhân viên đường sắt, nhất là các lái tàu lại cho rằng cần cấm hẳn. Một lái tàu cho biết, ngoài các chuyến tàu khách đã có giờ cố định, còn những chuyến tàu khác như đầu máy chạy đơn, tàu kéo toa xe đi gá gửi, sửa chữa qua khu vực này mà không có giờ giấc nào cụ thể.

Một nhân viên đường sắt bày tỏ quan điểm trên một diễn đàn mạng: “Đây là đoạn xuống dốc của đường sắt, đường cong, lại khuất tầm nhìn do nhiều nhà lấn chiếm đất hành lang an toàn đường sắt. Khi đoàn tàu đổ dốc dễ gây tai nạn chết người. Vậy thử hỏi có nên vì quyền lợi kinh doanh mà để một người nào đó chết?”.

“Tồn tại hay không tồn tại?”, trả lời câu hỏi này phải chờ các nhà quản lý giao thông và cả quản lý du lịch bàn thảo kĩ lưỡng. Nhưng dù thế nào, đảm bảo an toàn tính mạng người dân hay khách du lịch vẫn phải được đặt lên trước tiên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.