• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

5 tỉnh Tây Nguyên bàn cách trị xe độ chế

28/06/2017, 07:24

Ngày 26/6, 5 tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức hội thảo tìm giải pháp giải quyết vấn nạn dai dẳng này.

6

Xe công nông chở người lưu thông trên đường Hồ Chí Minh ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Nguy cơ tai nạn cao

Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, hiện trên địa bàn Tây Nguyên có hàng trăm nghìn xe công nông, xe độ chế phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, đa phần không có đăng ký, biển số. Riêng Gia Lai có khoảng 37.700 xe loại này, thì có trên 37.600 xe chưa được đăng ký cấp biển số.

Đề xuất bộ quy chuẩn tín hiệu nhận biết

“Thời gian qua, Gia Lai đồng loạt tổ chức dán phản quang cho xe công nông, xe máy kéo. Tuy nhiên, nhiều đơn vị triển khai khác nhau và cũng không có quy chuẩn nào để đồng bộ giải pháp này, nên mỗi nơi làm mỗi kiểu”, ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết.

“Hiện, các xe máy kéo nhỏ ở Việt Nam hoàn toàn không đảm bảo yếu tố ATGT, rất khó phát hiện khi lưu thông trên đường vì hệ thống đèn, còi không đạt chuẩn, nên có thể cắm biển báo phản quang trên máy đầu kéo, máy kéo nhỏ để tăng nhận diện phương tiện. Tập đoàn 3M cũng đề nghị được phối hợp nghiên cứu và đưa ra quy chuẩn quốc gia đối với loại phương tiện này để giảm TNGT”, ông Trần Phúc Huy, Tập đoàn 3M Hoa Kỳ đề xuất.

“Các xe công nông, độ chế phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn tham gia giao thông trên đường là một vấn nạn, vì tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao”, ông Hoàng trăn trở và dẫn chứng, cuối năm 2015, một vụ TNGT thảm khốc trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), làm cả 14 người trên một xe máy kéo nhỏ bị hất xuống đường khiến 5 người tử vong, 9 người còn lại bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. Mới đây, ngày 26/2, tại Đắk Lắk lại xảy ra 2 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến phương tiện này khiến 3 người chết, 1 người bị thương nặng.

“Xe công nông, xe độ chế hiện cần thiết trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hàng nông sản mà nông dân làm ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là điều khó nhất khi cấm lưu hành loại phương tiện này”, ông Hoàng phân tích.

Ông Tăng Xuân Kiên, Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái, Sở GTVT Gia Lai cho biết, hiện vẫn còn tình trạng các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe độ chế, tự ý cải tạo xe máy kéo nhỏ sử dụng linh kiện từ các ô tô đã hết niên hạn sử dụng nên không đảm bảo an toàn kỹ thuật, tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao. Trong khi đó, việc phối hợp xử lý các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe độ chế, cải tạo xe sai quy định này chưa quyết liệt và đồng bộ.

“Việc triển khai xây dựng các tuyến đường gom dành cho xe máy kéo nhỏ trên địa bàn Tây Nguyên là không khả thi, vì địa hình miền núi một bên là đồi, núi; Một bên là vực sâu; Nếu có đoạn xây dựng được đường gom thì đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng giai đoạn này ngân sách của địa phương còn hạn hẹp”, ông Kiên nói.

Cách nào quản?

Theo ông Nguyễn Văn Gia, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng, nhiều loại xe máy kéo chuyển đổi công năng rất khó xác định là xe gì để quản lý, nên trước mắt cơ quan chức năng phải tuyên truyền, vận động bà con nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật về ATGT, phương tiện phải đủ điều kiện an toàn kỹ thuật, người điều khiển phải có bằng lái, không chở quá tải, cồng kềnh và chở người trên thùng xe...

Ông Trịnh Hữu Kiệm, Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái, Sở GTVT Đắk Lắk đề nghị, hiện khái niệm về xe công nông ở mỗi địa phương hiểu một cách khác nhau, nên khi xử lý vi phạm giao thông liên quan đến loại phương tiện này còn nhiều bất cập. “Cục Đăng kiểm VN cần có văn bản hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho xe máy kéo nhỏ; Cần có văn bản chỉ đạo gấp về lắp đặt các loại đèn pha, đèn tín hiệu khi tham gia giao thông và cơ chế xử phạt cho loại phương tiện này”, ông Kiệm đề xuất.

Ông Phan Mười, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Kon Tum đề nghị, với việc đăng ký, cấp biển số cho máy kéo có kéo rơ-moóc từ trước năm 2017, bên công an có thể xem xét, cho phép thủ tục đăng ký loại phương tiện này như trước. Đồng thời, đề nghị Tổng cục Đường bộ VN đề xuất Bộ GTVT xem xét, sửa đổi Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT thành GPLX hạng A4 được điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.