• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xuyên đêm thông đường sắt Bắc - Nam sạt lở sau bão

15/11/2017, 06:45

11h trưa 14/11, tàu hàng số hiệu 2507 chạy hướng Bắc-Nam đã vượt qua Đèo Cả, chính thức thông tuyến đường sắt Bắc-Nam...

3

Công tác khắc phục đường sắt qua Đèo Cả được các đơn vị ngành Đường sắt tiến hành khẩn trương trong suốt 10 ngày để sớm thông đường

11h trưa 14/11, tàu hàng số hiệu 2507 chạy hướng Bắc - Nam đã vượt qua Đèo Cả (đoạn Km 1226+780 - Km 1226+825 khu gian Hảo Sơn - Đại Lãnh), chính thức thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, kết thúc thời gian chia cắt tuyến gần 10 ngày do mưa bão. Con tàu vượt qua địa điểm sạt lở (Km 1256+800) trong tiếng reo hò của hơn 300 cán bộ, công nhân ngành Đường sắt. Họ đã nỗ lực xuyên đêm trong suốt 10 ngày, với quyết tâm thông đường trong thời gian sớm nhất.

Điểm sạt lở khó khăn chưa từng có

TCT Đường sắt VN cho biết, công tác sửa chữa vị trí bị sạt lở trên Đèo Cả Km 1226+780 khu gian Hảo Sơn - Đại Lãnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đã hoàn thành giai đoạn 1, sớm hơn dự kiến 1 ngày, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công và an toàn lao động.

Tại hiện trường điểm sạt lở, Giám đốc Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt Trần Văn Nam chia sẻ, trước đó dự kiến 11h trưa 14/11 mới chạy thử tàu và 13h thông tuyến chính thức. Tuy nhiên, công tác thi công hoàn thành sớm nên đã đẩy nhanh tiến độ. Đoàn tàu hàng đã chạy thử 5km/h qua đây thành công và chính thức thông đường, trả tốc độ 5km/h sớm hơn dự kiến.

Từ ngày 14/11, đơn vị cũng tổ chức chạy tàu khách và tàu hàng bình thường trở lại. Cụ thể: Tổ chức chạy các tàu SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8 (không thực hiện việc chuyển tải hành khách giữa 2 ga Giã - Tuy Hòa và ngược lại) và từ ngày 15/11/2017, tổ chức chạy lại tàu SE9/10.

Công nhân đường sắt Ngô Văn Doan (Công ty CP Đường sắt Phú Khánh) có gần 20 năm kinh nghiệm cho biết, chưa bao giờ phải khắc phục một điểm sạt trượt khó khăn như thế này. “Anh em công nhân phải lăn đá xuống mép bờ biển, sau đó tiếp tục cho đá vào rọ, rồi tiếp tục khoan đá, gia cố các rọ đá. Tuy vậy, anh em vẫn không ngại khó, ngại khổ, làm việc liên tục theo ca với mục tiêu đặt ra là sớm khơi thông điểm nghẽn giao thông đường sắt sau bão số 12 tại đây”, anh Doan tâm sự.

Phân tích kỹ hơn tính phức tạp của địa điểm sạt lở, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc TCT Đường sắt VN cho biết, sau bão số 12, ngành Đường sắt bị thiệt hại nặng nề, riêng địa bàn Khánh Hòa có đến 14 khu gian bị ảnh hưởng; nhiều điểm bị sạt lở, cây cối gãy đổ chắn ngang đường sắt, hơn 1.000 trụ điện thông tin đường sắt bị gãy, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chạy tàu.

“Đặc biệt, điểm sạt trượt nghiêm trọng nhất đoạn qua Đèo Cả (Km 1256+800). Vị trí này bị sóng biển đánh sạt mái kè đường với độ dài hơn 50m, sâu 30m, cần hơn 4.000m3 đá để khắc phục tại điểm này. Sau khi bão tan, ngành đường sắt đã huy động tổng lực vào cuộc khắc phục hậu quả. Sau 1 ngày các vị trí bị nhẹ đã được dọn dẹp xong. Tuy nhiên, tại điểm sụt trượt nặng thì việc thi công gặp rất nhiều khó khăn”, ông Hoạch phân tích

Trước tính phức tạp của địa điểm sạt lở, ngành Đường sắt đã huy động và đưa khoảng 50 xe đá từ hai đầu Phú Yên và Khánh Hòa đưa tới chân công trình.

Tuy nhiên, do địa hình thi công quá khó khăn, một bên là vách núi, một bên là biển, đường sắt cheo leo ở độ cao 30m so với mực nước biển, đường vận chuyển vật tư, nhân lực thi công duy nhất là đường sắt, phải lập tàu công trình từ hai hướng Bắc - Nam (ga Hảo Sơn - tỉnh Phú Yên và ga Đại Lãnh - tỉnh Khánh Hòa), đưa đến địa điểm thi công. Mặt khác, địa hình hẹp, không thể đưa máy móc thi công cơ giới đến. Vì vậy, công nhân vận chuyển vật tư như đá, rọ thép thi công hoàn toàn thủ công. Chính vì thế, mục tiêu đưa ra là thông tàu tốc độ 5km/h qua Km 1226+780 trước 12h ngày 9/11 không thể hoàn thành.

Vẫn phải tiếp tục gia cố

Để đẩy nhanh tiến khắc phục, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Vũ Anh Minh đã trực tiếp đến hiện trường (ngày 9/11) khảo sát, họp bàn với các đơn vị và quyết định thay đổi phương án thi công và thuê một công ty của Pháp chuyên về căng cáp dự ứng lực thực hiện. Đơn vị thi công dùng rọ đá gia cố chân taluy dọc lên sát đường, sau đó bắn bê tông. Đồng thời, dùng các thanh ray chống vào rọ đá bảo đảm không bị trượt khi áp lực đá đè xuống.

Ngoài các đơn vị sở tại là Công ty CP đường sắt Phú Khánh, Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn, tổng công ty đã điều động tăng cường nhân lực, thiết bị, máy móc từ các Công ty CP đường sắt Thanh Hóa, Nghĩa Bình, Thuận Hải và Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Đà Nẵng tham gia cứu chữa.

Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng chỉ huy công trường khắc phục sự cố đường sắt tại Đèo Cả cho biết, lực lượng công nhân tại công trường lên đến gần 300 người, lập các lán trại dã chiến để thi công 24/24h. Đặc biệt, nhiều anh em công nhân cũng tạm gác việc khắc phục thiệt hại mưa bão tại gia đình mình để vào công trình.

Cùng với những nỗ lực khắc phục, ngành Đường sắt cũng tạo điều kiện tối đa cho các hành khách đi tàu. Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó giám đốc Chi nhánh vận tải đường sắt Nha Trang (Khánh Hòa), các đơn vị huy động hơn 520 lượt xe khách bằng đường bộ để tổ chức chuyển tải hơn 21.000 hành khách của 90 đoàn tàu qua các khu gian bị gián đoạn bị gián đoạn hành trình do đường sắt bị cắt đường…

Sau khi thông đường, Tổng công ty Đường sắt VN sẽ tiếp tục chuẩn bị máy móc, vật tư, nhân lực để triển khai công tác khắc phục giai đoạn 2 bước 1...

Ông Đoàn Duy Hoạch cho biết, các đơn vị liên quan làm tốt công tác chuẩn bị máy móc, vật tư nhân lực để triển khai công tác khắc phục giai đoạn 2 bước 1 ngay sau khi trả tốc độ 5km/h. “Các đơn vị tiếp tục gia cố sẽ tiếp tục gia cố, đổ bê tông cố định các taluy, dự kiến trong 45 ngày sẽ trả lại tốc độ tàu ban đầu trước khi bị sạt lở. Phần này mang tính kỹ thuật nhiều nên anh em thi công trên công trình cũng sẽ được giảm bớt”, ông Hoạch nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.