• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu để gia tăng TNGT

04/01/2018, 06:10

Việc đề cao xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương để TNGT diễn biến phức tạp trên địa bàn

1

Công tác kiểm tra, xử lý xe quá tải sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn trong năm 2018 (Trong ảnh: Lực lượng TTGT tỉnh Hưng Yên kiểm tra tải trọng xe) - Ảnh: Tạ Tôn

Chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác đảm bảo ATGT năm 2018 diễn ra hôm qua (3/1), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình yêu cầu, tới đây phải quy rõ trách nhiệm người đứng đầu trong đảm bảo ATGT, tránh tình trạng chung chung như hiện nay.

TNGT giảm sâu, số người chết về gần mốc 8.000

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2017, toàn quốc xảy ra trên 20.000 vụ TNGT, làm chết trên 8.200 người, bị thương trên 17.000 người. So với năm 2016, giảm 1.500 vụ, giảm trên 400 số người chết, giảm trên 2.200 số người bị thương. Tuy nhiên, theo ông Hùng, công tác đảm bảo trật tự ATGT vẫn diễn biến phức tạp, còn xảy ra 70 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đặc biệt, vẫn còn 4 địa phương, TNGT tăng cả 3 tiêu chí và 15 địa phương tăng số người chết vì TNGT.

“Nguyên nhân do cấp ủy, chính quyền một số địa phương còn chưa quyết liệt; một bộ phận người thực thi công vụ có biểu hiện hạn chế về năng lực, thiếu trách nhiệm, dung túng vi phạm, thậm chí tiêu cực, làm trái quy định”, ông Hùng nói.

Đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, qua dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, Tổng cục nhận thấy đối với các vụ TNGT nghiêm trọng, lái xe đều tắt thiết bị, cố tình vi phạm tốc độ. Hiện, còn khoảng 20% doanh nghiệp vi phạm tốc độ, cố tình không truyền dữ liệu về Tổng cục. Đến nay, các tỉnh mới chỉ xử phạt vi phạm qua dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình rất thấp, tỷ lệ chỉ chiếm 10% so với số xe vi phạm.

2

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị

Xử nghiêm trách nhiệm người đứng đầu

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: Để giảm TNGT cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng siết chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. “Việc kiểm soát tải trọng xe phải giao cụ thể cho hai cá nhân chịu trách nhiệm chính là Giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc Sở GTVT, phân rõ địa bàn, vị trí tuyến đường cụ thể cho từng lực lượng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch tỉnh. Chỉ khi rõ ràng, cụ thể mới có hiệu quả”, Trung tướng Sơn đề xuất.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể cho biết, để giảm TNGT cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền, giáo dục để từng người dân khi tham gia giao thông chấp hành tốt các quy định. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, sẽ tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành liên quan đến trách nhiệm của Bộ GTVT. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các đơn vị trong ngành tiếp thu, điều chỉnh cơ chế chính sách để làm tốt hơn công tác xây dựng thể chế, bảo trì đường bộ, kiểm soát tải trọng xe, vận tải và bất cập trạm BOT để nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao mức độ ATGT cho toàn xã hội.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình cho rằng, việc gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã được các bộ, ngành, đoàn thể và đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm. Tuy nhiên, một số nơi còn tình trạng cấp ủy, người đứng đầu chính quyền địa phương, đơn vị chức năng chưa sâu sát, thiếu quyết liệt, để tồn tại hiện tượng buông lỏng trong quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật, dung túng vi phạm, tiêu cực, làm trái quy định; Nhất là trong kiểm soát tải trọng phương tiện, quản lý xe ô tô chở khách theo hợp đồng, bến bãi đường bộ, bến thuỷ nội địa không phép, hành lang ATGT.

Dẫn chứng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác, qua kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp xe chở quá tải, nhiều xe bị phạt đến gần 100 triệu đồng, Phó Thủ tướng cho rằng: “Việc đề cao xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương để TNGT diễn biến phức tạp trên địa bàn chúng ta cũng mới chỉ nói chứ chưa xử lý thật sự. Trên nói nhưng dưới không động đậy, vì vậy năm 2018 sẽ không nói nữa mà phải xử lý nghiêm. Sẽ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo ATGT”.

“Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương đã được quy định cụ thể trong Kế hoạch ATGT năm 2018. Các thành viên Ủy ban ATGT Quốc gia tập trung kiểm tra các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tháo gỡ “nút thắt” trong quá trình tổ chức thực hiện. Chủ tịch UBND các tỉnh phải ban hành quy định xử lý trách nhiệm cụ thể người đứng đầu các tổ chức, cá nhân có liên quan”, Phó Thủ tướng nói.

Phát động Năm “ATGT cho trẻ em”2018

Cũng trong sáng 3/1, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm ATGT 2018 và cao điểm bảo đảm trật tự ATGT dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất. Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, liên tục từ năm 2012 - 2017, TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Riêng năm 2017, số người chết do TNGT giảm xuống còn trên 8.200 người, ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từng bước được khắc phục. 

Theo Phó Thủ tướng, năm 2018, kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu giao thông, số lượng phương tiện tiếp tục gia tăng, tạo nên thách thức lớn cho công tác bảo đảm trật tự ATGT. Năm 2018, Ủy ban ATGT Quốc gia xây dựng chương trình Năm An toàn giao thông với chủ đề “An toàn giao thông cho trẻ em” với mục tiêu phấn đấu giảm từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí. Đặc biệt, là giảm tỷ lệ thương vong do TNGT đối với trẻ em 10% so với năm 2017, khắc phục ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các trục giao thông chính.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy ban ATGT Quốc gia, các bộ, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT và Nghị quyết số 88/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác này như tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội; đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược gắn với tái cấu trúc phát triển không gian.

T.Duy

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.