• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xử lý hành vi lấn chiếm vùng nước cảng biển Sa Kỳ, gây mất ATGT đường thủy

25/06/2022, 15:00
image

Tình trạng xâm phạm hành lang đê biển, mặt nước vùng cảng biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi) gây mất ATGT lâu nay nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Nguy cơ mất ATGT đường thủy

Trên chiếc tàu cao tốc từ Lý Sơn đến cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), từ luồng cửa biển vào cảng, PV ghi nhận các loại thuyền lớn nhỏ neo đậu san sát ngay giữa luồng vào cảng.

Để cập cảng, con tàu cao tốc chở khách buộc phải giảm tốc độ, di chuyển chậm, liên tục chuyển hướng, né tránh các thuyền đánh cá đang neo đậu và các thuyền từ vùng neo đậu chạy ngược ra biển. Tiếng còi tàu liên tục hú vang, nhưng các con thuyền vẫn "án ngữ" mặt luồng cửa cảng. Có những vị trí, con tàu cao tốc phải chạy zích zắc mới có thể tiến vào cập cảng Sa Kỳ.

Luồng từ cửa biển vào cảng Sa Kỳ

Theo quan sát của PV, ngoài những tàu thuyền neo đậu, cản trở luồng vào cảng, hành lang đê biển, các công trình nhà cửa xây dựng nhô ra mặt nước luồng cảng. Tại vị trí gần cầu cảng Sa Kỳ, có một số công trình nhà lấn chiếm mặt nước biển, gây mất an toàn đối phương tiện đường thủy, nhất là khi có lượng lớn tàu thuyền ra vào neo đậu, tránh trú, cập/rời cảng biển Sa Kỳ.

Theo UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), tình trạng một số hộ dân ngang nhiên lấn chiếm mặt nước, luồng cảng Sa Kỳ, vùng neo đậu tàu thuyền đã diễn ra lâu nay, chính quyền và lực lượng chức năng ra quân xử lý nhưng đến nay vẫn tồn tại.

Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Sáu (cha chồng bà Nguyễn Thị Như Cẩm) ở thôn Định Tân, xã Bình Châu. Hộ dân này làm nghề kinh doanh thủy sản, nên từ giữa năm 2018, tận dụng vùng nước cảng Sa Kỳ để phục vụ việc thu mua, vận chuyển cá.

Vào tháng 1/2020, người dân địa phương phát hiện gia đình này tiếp tục đổ một lượng lớn đá chẻ tại khu vực mặt nước cảng Sa Kỳ, hình thành một lô đất có diện tích khoảng 35m2. Chính quyền địa phương và Ban Quản lý Cảng Sa Kỳ đã nhiều lần lập biên bản và yêu cầu khắc phục, trả lại nguyên trạng mặt nước cảng Sa Kỳ. Tuy nhiên, gia đình bà Cẩm không chấp hành.

Video cận cảng luồng cảng biển Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Hữu Đoan, Giám đốc Ban Quản lý cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa (Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi) cho hay, không chỉ mặt nước, luồng cảng biển Sa Kỳ bị xâm lấn, mà khu vực cửa biển Sa Cần, thôn Tân Hy 2, xã Bình Đông (Bình Sơn) và vũng neo đậu tàu thuyền An Vĩnh (huyện Lý Sơn) cũng xuất hiện các bè nổi do người dân lấn chiếm, cơi nới mặt nước để xây dựng trái phép. Điều này gây nguy hiểm mỗi khi tàu thuyền ra vào neo đậu, tránh trú, các phương tiện đường thủy hoạt động.

Xảy ra tình trạng người dân lợi dụng việc đầu tư dịch vụ hạ tầng nghề cá để lấn chiếm, san lấp mặt nước một phần do chính quyền địa phương thiếu kiên quyết. Điển hình như trường hợp hàng chục bè nổi tại cửa biển Sa Cần, một số hộ dân xây dựng công trình ở luồng cảng biển Sa Kỳ... Dù biết việc xây dựng công trình trong khu vực cửa biển là sai quy định, mất an toàn, nhưng một số người dân vẫn bất chấp. Còn chính quyền địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc... lập danh sách?

Cần sự vào cuộc xử lý quyết liệt, dứt điểm

Theo Ngô Văn Dụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, để giải quyết vấn đề này, UBND huyện Bình Sơn vừa có đề nghị Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi tiếp tục cung cấp các hồ sơ tài liệu có liên quan đến phạm vi mặt bằng trong công tác quản lý, khai thác cảng Sa Kỳ và các hồ sơ, tài liệu liên quan đến phạm vi bảo vệ, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ luồng tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn. Qua đó, UBND huyện Bình Sơn sẽ củng cố hồ sơ, chỉ đạo xử lý tình trạng chiếm bờ sông, lòng sông, vùng nước cảng biển Sa Kỳ.

Để xử lý dứt điểm tình trạng chiếm bờ, lòng sông, vùng nước cảng biển Sa Kỳ, xã Bình Châu theo đúng quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND huyện Bình Sơn cũng đã yêu cầu Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện, Tài nguyên và môi trường huyện Bình Sơn, UBND xã Bình Châu cùng phối hợp vào cuộc giải quyết.

Hộ dân ông Nguyễn Văn Sáu (cha chồng bà Nguyễn Thị Như Cẩm) có hành vi lấn chiếm mặt nước luồng cảng Sa Kỳ.

"UBND huyện Bình Sơn đã chỉ đạo Chủ tịch UBND xã Bình Châu tiếp tục tổ chức vận động ông Nguyễn Văn Sáu tự giác tháo dỡ toàn bộ phần diện tích vi phạm, hoàn trả lại hiện trạng bờ sông, đất công (nếu có) như nguyên trạng ban đầu.

Tổ chức quản lý nghiêm ngặt hiện trạng khu vực này, tuyệt đối không để xảy ra hành vi vi phạm tương tự; đồng thời xây dựng kế hoạch để khẩn trương xử lý tình trạng chiếm dụng trái phép lòng, lề đường quốc lộ 24B, khu vực trước cổng Sa Kỳ, xã Bình Châu gây mất mỹ quan và ATGT", ông Dụng thông tin.

Cùng với đó, theo ông Dụng, UBND huyện Bình Sơn cũng yêu cầu Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, UBND xã Bình Châu và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND huyện xây dựng Kế hoạch, lộ trình xử lý hành vi vi phạm của ông Nguyễn Văn Sáu (cha chồng bà Nguyễn Thị Như Cẩm) và các trường hợp tương tự khác đoạn từ cầu Tân Đức đến cảng Sa Kỳ (nếu có) trước ngày 30/6/2022.

Để chấn chỉnh tình trạng này, mới đây, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo UBND huyện Bình Sơn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương giải quyết, xử lý tình trạng hộ dân lấn chiếm lòng sông, vùng nước cảng biển Sa Kỳ. Đồng thời yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung kiểm tra, rà soát tất cả các điểm kinh doanh dịch vụ dọc bờ biển trên địa bàn tỉnh, nhất là việc xây dựng cửa hàng xăng dầu, cơ sở sửa chữa và đóng tàu, sản xuất đá lạnh...

Nếu phát hiện trường hợp nào xâm phạm hành lang an toàn đê biển, lấn chiếm hoặc cơi nới mặt nước biển trái phép phải xử lý nghiêm và dứt điểm, không kéo dài, đảm bảo an toàn công trình cũng như giao thông đường thủy.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.