• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xe quá tải tái diễn, Hà Nội bó tay?

06/07/2016, 07:46

Tình trạng xe quá tải lộng hành ở Hà Nội đang có dấu hiệu bùng phát trở lại...

16

Những chiếc xe Howo chất đầy hàng nghênh ngang trên QL21 mà không bị kiểm soát

Chở đúng tải doanh nghiệp sẽ phá sản (?!)

Sau thời gian im ắng, gần đây xe quá tải trên địa bàn Hà Nội hoạt động rầm rộ trở lại. Trên tuyến QL21 chạy qua địa bàn các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Sơn Tây, Quốc Oai, xe quá tải hoạt động rất nhộn nhịp vì trên tuyến tập trung nhiều mỏ cát, đá và các nhà máy xi măng… Những chiếc xe “hổ vồ” được chất đầy nóc, chạy bạt mạng là hình ảnh dễ dàng bắt gặp trên tuyến, gây nên nỗi khiếp sợ cho người tham gia giao thông.

Ngày 25/6, ghi nhận trên QL21, PV Báo Giao thông chứng kiến tình trạng xe quá tải, cơi nới thành thùng hoạt động rầm rộ. Những dàn xe BKS 29C-620.09, 29C - 60579, 29C-566.95, 29C-39690... chủ yếu của các đơn vị vận tải như: Anh Tuấn, Công ty Lâm Sơn Đông có logo là HC, VT Hòa Bình, Anh Đức, nhiều xe được gắn các logo như 79-79, Công ty Ba Vì… cơi nới thành thùng, cõng trên mình hàng chục tấn đất, đá chở quá tải, chạy bạt mạng, ngay cả trong khu vực đông dân cư. Những chiếc xe quá này chủ yếu từ các mỏ đá thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) lên đường Hồ Chí Minh rồi xuôi về QL21, sau đó tỏa đi các quận nội thành Hà Nội và các huyện Sơn Tây, Ba Vì.

"Mấy tháng nay, rất nhiều xe chở cát quá tải vô tư hoạt động. Các xe này không được che chắn hoặc che chắn sơ sài khiến cát rơi vung vãi, bụi bay mù mịt trên đường”.

Anh Nguyễn Văn Thủy
một người dân sống cạnh QL21

Trao đổi với Báo Giao thông về lý do cơi lại thành thùng và chở quá tải, ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Công ty TNHH Trường Giang thẳng thắn: “Tôi là doanh nghiệp chấp hành đầu tiên ở Sơn Tây chở đúng tải và cắt thùng xe theo quy định. Tuy nhiên, việc chấp hành của tôi lại không được các doanh nghiệp khác đồng tình. Thời gian đầu, nhiều doanh nghiệp tự nguyện cắt thùng, nhưng được vài tháng lại cơi thùng lên như cũ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp tôi giảm sút nghiêm trọng”.

Ông Trung cũng cho biết, chẳng ai muốn chạy quá tải, nếu chở đúng tải, chính doanh nghiệp mới là người được lợi, xe không hỏng, chạy an toàn hơn. Nhưng vì cuộc sống phải “tặc lưỡi” chạy theo họ và chở quá tải, nếu không, doanh nghiệp sẽ phá sản.

Giám đốc một doanh nghiệp khác cũng ở Sơn Tây cho biết, hiện tại, có khoảng 7 doanh nghiệp vận tải hàng hóa với khoảng 200 xe. Số lượng không nhiều nhưng các doanh nghiệp ở đây không “bảo” được nhau. Vì lợi nhuận chở quá tải gấp 5 lần chở đúng tải nên các doanh nghiệp đã cố tình vi phạm. Thậm chí, các doanh nghiệp ở đây đã tổ chức riêng một cuộc họp và “bảo nhau” đưa thùng xuống 1,2m để đỡ “chướng mắt”.

“Tuy nhiên, sau đó không ai thực hiện. Ở Sơn Tây hiện nay không có xe nào thùng cao 60 cm”, chủ doanh nghiệp này nói và cho biết, các doanh nghiệp ở Sơn Tây thường thiết lập một “mạng lưới” ngầm, khi một xe bị bắt, ngay lập tức các xe khác thông báo cho nhau ngừng hoạt động hoặc tìm cách đối phó.

“Nói thật với anh, Hà Nội có bao nhiêu tổ công tác chúng tôi biết hết. Chỉ cần tổ công tác xuất phát đi kiểm tra là chúng tôi biết ngay. Nhiều đoàn kiểm tra lùng sục nhưng không thể hiểu vì sao xe quá tải vẫn chạy được”, vị giám đốc doanh nghiệp cho hay.

Lẽ nào bó tay?

Thời gian qua, Tổng cục Đường bộ VN, Sở GTVT Hà Nội đã triển khai nhiều đợt kiểm tra vi phạm tải trọng trên tuyến QL21 nhưng tình hình vẫn không chuyển biến. Được biết, tuyến QL21 thuộc sự quản lý của các Đội CSGT số 9, 11 và 12 (Công an TP Hà Nội) và các Đội Thanh tra giao thông huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Sơn Tây (Sở GTVT Hà Nội). Tuy nhiên, việc xử lý còn hời hợt, không nghiêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến xe chở cát quá tải đang được thế “lộng hành” trên tuyến đường QL21.

Theo Trung tá Lê Minh Tiến (Đội trưởng Đội CSGT số 12, phòng CSGT Công an TP Hà Nội), xử lý xe quá tải rất khó. “Một số chủ doanh nghiệp lợi dụng Thông tư 32 để chở quá tải. Lái xe thường tìm cách trốn tránh trạm cân, trong khi đó lực lượng mỏng nên chúng tôi không thể bao quát hết được”, Trung tá Tiến nói.

Một lãnh đạo (xin được giấu tên) của Đội Thanh tra giao thông cầu đường bộ (Sở GTVT Hà Nội) thừa nhận, trên địa bàn Hà Nội gần đây tái diễn tình trạng cơi nới thành thùng xe, chở quá tải. Đặc biệt, khi phát hiện lực lượng chức năng, chủ xe, lái xe thường thông báo cho nhau, trốn tránh hoặc dừng hoạt động. “Do địa bàn rộng, gây khó khăn cho chúng tôi khi làm nhiệm vụ. Với các huyện địa bàn vùng sâu vùng xa, khi anh em tuần tra kiểm soát ở đâu, họ báo cho các xe trốn tránh, khi rút đi họ tiếp tục hoạt động. Trong khi đó, lực lượng thanh tra quá mỏng cũng là nguyên nhân khiến xe quá tải, quá khổ vẫn tồn tại”, vị này cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.