• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe ô tô dễ “mất phanh” trong tình huống nào?

10/01/2019, 14:33

Các tình huống mất phanh thường do cháy má phanh, phanh không có tác dụng hãm bánh xe...

xe-khach-15262523698471959212191

Vụ xe khách bị lật khi xuống dốc đèo Khánh Lê xảy ra tháng 5/2018, tài xế nói "mất phanh" nhưng kết quả giám định kỹ thuật cho thấy không có chi tiết kỹ thuật nào của hệ thống phanh bị hư hỏng

Vừa qua, tại đường đèo Hải Vân xảy ra vụ xe chở khách BKS 51B-22930 do tài xế Trương Anh Minh điều khiển chở đoàn sinh viên ngành du lịch Trường Cao đẳng Kiên Giang đi trên đèo Hải Vân theo hướng Bắc - Nam gặp sự cố, rơi xuống vực (ta luy âm) tại vị trí cách chân đèo Hải Vân về phía Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) khoảng 2km. Trong số 22 sinh viên trên xe, 1 người tử vong, một số trường hợp khác bị thương nặng. Sau khi lao xuống vực, chiếc xe bị lật ngửa, hư hỏng nặng. Ngoài vụ tai nạn, năm 2018 xảy ra một số vụ xe khách, xe đầu kéo, xe bồn tự lật, gây tai nạn như tại đèo Khánh Lê (Nha Trang), Tam Đường (Lai Châu), đèo Lò Xo (Kon Tum)...

Sau khi xảy ra tai nạn, các tài xế thường cho biết do xe “mất phanh”. Tuy vậy, sau khi giám định kỹ thuật phương tiện cho thấy không có nguyên nhân do sự cố kỹ thuật khiến hệ thống phanh bị hỏng.

Theo các đăng kiểm viên, các xe đời mới hiện nay được tranh bị hệ thống phanh hiện đại: khí nén (xe đầu kéo, sơmi rơmoóc, xe khách), thủy lực (phanh dầu, xe con, xe tải). Các hãng sản xuất đều thiết kế hệ thống cảm biến tự động để ngăn ngừa nguy cơ nguy xe mất phanh (cảm biến áp lực khí nén, áp lực dầu, hệ thống phanh dự phòng tự động…). Khi có hiện tượng như rò rỉ khí nén, dầu, bộ phận cảm biến xe sẽ báo cho lái xe biết, thậm chí tự động khóa bánh xe. Trong đó, hệ thống phanh khí nén được xem có tính an toàn cao nhất so với các dòng phanh hiện có.

“Các tình huống mất phanh thường do cháy má phanh, phanh không có tác dụng hãm bánh xe chứ ít khi xảy ra tình huống hỏng hệ thống phanh. Thông thường xảy ra khi lái xe đi đèo dốc, xe chạy nhanh, đi số cao và sử dụng phanh liên tục khiến má phanh và tăng-bua nóng, má phanh bị “cháy” và không còn tác dụng hãm bánh xe”, ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm VN và một số đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao tại các trung tâm đăng kiểm phân tích.

Theo ông Nguyễn Văn Tập, Giám đốc trung tâm đăng kiểm 19-01V, khi đi đường đèo dốc, lái xe nên sử dụng số xe thấp và theo nguyên tắc “lên dốc số nào, xuống dốc số đó” để hãm vận tốc bằng số, hạn chế đi nhanh và sử dụng phanh liên tục để phòng nguy cơ xe bị "cháy" má phanh.

Được biết, Thông tư 53/2014 của Bộ GTVT về việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ ô tô đang lưu hành đã được quy định tại nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của xe, bảo đảm an toàn và tuổi thọ phương tiện. Cụ thể, chu kỳ bảo dưỡng định kỳ của xe con là 5.000 - 10.000km vận hành hoặc 6 tháng/lần, tùy điều kiện nào đến trước. Ô tô chở người, xe tải, xe chuyên dùng là 4.000 - 8.000km hoặc 3-6 tháng/lần.

Ngoài ra, chủ xe, lái xe có trách nhiệm bảo dưỡng phương tiện hàng ngày hoặc trước, sau mỗi chuyến đi để đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật của xe trước khi xuất phát. Trong đó, lái xe phải kiểm tra hành trình tự do của vô lăng, bàn đạp ly hợp, bàn đạp phanh; sự làm việc của phanh chính và phanh đỗ. 

Tình tiết bất ngờ vụ TNGT liên hoàn giữa hai xe khách trên QL1

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.