• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xe nhồi nhét hành khách, trách nhiệm doanh nghiệp ở đâu?

03/05/2024, 07:43

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, đường dây nóng của cơ quan này nhận hơn 26 ý kiến phản ánh từ người dân, trong đó có nhiều nội dung phản ánh về tình trạng chở quá số người, nhồi nhét khách.

Xe nhồi nhét hành khách, nguy hiểm thế nào?

Thông tin từ Cục CSGT cũng cho thấy, trong dịp nghỉ lễ này, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý nhiều phương tiện có tình trạng nhồi nhét hành khách.

Điển hình như, khoảng 12h10 ngày 1/5, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 tiến hành dừng, kiểm tra ô tô khách loại 26 giường nằm BKS 36F-005.89 của nhà xe Khiêm Oanh (chạy tuyến Thanh Hoá – Hà Nội) tại Km 259 trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn qua tỉnh Nam Định).

Xe nhồi nhét hành khách, trách nhiệm doanh nghiệp ở đâu?- Ảnh 1.

Ô tô khách BKS 23F-000.55 tuyến Hải Phòng - Hà Giang chở quá hơn 100% số người quy định tối 27/4, bị người dân phản ánh.

Qua đó, phát hiện tài xế T.V.V (SN 1979, trú tại Thanh Hóa) vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,099 mg/L khí thở, chở 57 hành khách (vượt quá 31 người so với quy định).

Trước đó, khoảng 20h ngày 27/4, nhận được phản ánh của người dân về việc ô tô khách BKS 23F-000.55 tuyến Hải Phòng - Hà Giang, đón khách không đúng nơi quy định và chở quá số người quy định, Trạm Cảnh sát giao thông An Hưng, thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hải Phòng) đã khẩn trương xác định vị trí xe khách, tiến hành kiểm tra, phát hiện chiếc xe trên chở tới 90 người, trong khi số người cho phép chở là 43 người (vượt 47 người).

Cả hai trường hợp trên, xe khách đều chở hơn gấp đôi số người theo quy định, vượt trên 100%.

Chở quá số người theo quy định là hành vi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, đây cũng là hành vi bị nghiêm cấm và đã được quy định xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 123/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019.

Về mặt kỹ thuật phương tiện, lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm ở Hoà Bình cho biết, mỗi phương tiện khi sản xuất đưa ra thị trường đều được thiết kế để chở một trọng tải nhất định, dù là chở hàng hay chở người.

Việc các xe khách chở quá số người quy định có thể làm thay đổi trọng tâm của xe, làm mất tính ổn định trong quá trình di chuyển, nguy cơ mất an toàn rất cao.

Chưa kể, các bộ phận trên xe như phanh khi hoạt động cũng bị ảnh hưởng, kém hiệu quả hơn nếu phải xử lý các tình huống gấp; phần bánh xe bị ma sát với mặt đường nhiều hơn, hao mòn nhanh hơn, nếu áp suất lốp cao còn có thể bị nổ lốp giữa đường, rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến mất lái, gây tai nạn giao thông.

Xe nhồi nhét hành khách, trách nhiệm doanh nghiệp ở đâu?- Ảnh 2.

Sau khi bị CSGT kiểm tra, xử phạt do chở quá số người theo quy định, nhà xe Khiêm Oanh đã phải bố trí xe tăng cường để sang tải, đưa hành khách về bến.

Trách nhiệm doanh nghiệp ở đâu?

Theo quy định tại Nghị định 10/2020, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, trước ngày 1/7/2021 phải lắp camera camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, tại Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 17/2022 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ cũng quy định các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có bộ phận an toàn giao thông và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông.

Trong đó, quy định khi xe đang hoạt động trên đường, bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông hoặc người điều hành vận tải hoặc cán bộ quản lý do đơn vị phân công phải thực hiện các nhiệm vụ: theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện và người lái xe trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển qua thiết bị giám sát hành trình.

Thực hiện nhắc nhở ngay đối với người lái xe khi phát hiện xe chạy quá tốc độ, quá thời gian người lái xe liên tục, quá thời gian làm việc trong ngày, hoạt động sai hành trình vận chuyển, thiết bị giám sát hành trình không có tín hiệu và các nguy cơ gây mất an toàn giao thông khác; tiếp nhận và đưa ra phương án xử lý khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông.

Các thông tin về việc chấn chỉnh, nhắc nhở khi người lái xe vi phạm phải được ghi chép hoặc cập nhật vào phần mềm của đơn vị để theo dõi.

Rõ ràng, quy định đã nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp phải theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện và người lái xe trong suốt quá trình vận chuyển song, với các trường hợp xe chở quá số người quy định như xe khách của nhà xe Khiêm Oanh hay xe khách tuyến Hải Phòng – Hà Giang đã phản ánh ở trên, dường như nội dung này chưa được đơn vị vận tải chú trọng thực hiện để kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn vi phạm, ngăn chặn những rủi ro về mất an toàn giao thông có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, những năm qua, vận tải hành khách không ngừng được nâng cao về quy mô và chất lượng dịch vụ, với các doanh nghiệp hoạt động bài bản, nền nếp, có quy chế nội bộ và thường xuyên giám sát hoạt động của phương tiện, tài xế; ý thức chấp hành quy định pháp luật của người lái xe rất nghiêm chỉnh.

Song hiện nay, trong hoạt động tổ chức của đơn vị vận tải có nhiều mô hình: doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, trong đó, có nhiều hợp tác xã hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, họ chỉ đứng ra đại diện trong một số khâu như đăng ký luồng tuyến hoạt động, giấy phép kinh doanh… còn xã viên thường đóng vai trò là chủ phương tiện sẽ trực tiếp điều hành hoạt động của phương tiện, người lái xe; dẫn đến việc ban hành quy chế và chấn chỉnh hoạt động của các phương tiện, người lái xe còn chưa được chú trọng, kịp thời.

Hiện nay, với mô hình này còn rất nặng tư tưởng của người kinh doanh sản xuất nhỏ, chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải để bảo vệ lợi ích lâu dài, uy tín của đơn vị.

Chính vì sự không đồng đều trong cung cấp chất lượng dịch vụ vận tải hành khách hiện nay, dẫn đến, vào một số thời điểm cao điểm như cuối tuần, dịp nghỉ lễ, Tết, cầu vượt cung vẫn xảy ra tình trạng các nhà xe, lái xe tuỳ tiện bắt khách, gom khách dọc đường vượt quá số lượng quy định.

"Dù lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng do quân số mỏng, không thể kiểm soát 24/24h, thậm chí, nhiều lái xe còn tinh vi nắm được vị trí tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT để khi qua khu vực đó mới đón khách, dẫn đến vi phạm càng khó kiểm soát, gây ra nhiều hệ luỵ, làm mất hình ảnh, giảm chất lượng dịch vụ vận tải hành khách hiện nay", ông Quyền cho hay. 

Một chuyên gia giao thông cũng nhìn nhận: Trong bối cảnh vận tải hành khách tuyến cố định đang phải cạnh tranh khốc liệt với loạt xe hợp đồng, xe du lịch trá hình, xe tiện chuyến, đi chung, đi ghép, việc các xe vận tải khách cố định nhồi nhét hành khách, chở quá số người quy định, thậm chí thu tiền vé vượt quá giá niêm yết sẽ càng làm mất đi sự hài lòng phía người dân, tạo điều kiện cho các loại xe hoạt động trái quy định tiếp cận hành khách và bành trướng thị phần.

Lãnh đạo Phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Yên Bái cho biết, dù đã có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải trong việc giám sát hoạt động của phương tiện, lái xe thông qua thiết bị giám sát hành trình và camera lắp trên xe, song lại chưa có chế tài xử lý trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc triển khai quy định này nên không tạo được răn đe.

Từ đó, cho rằng cần nghiên cứu, xem xét bổ sung quy định xử phạt đơn vị vận tải không theo dõi, giám sát hoạt động phương tiện để nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, không chỉ vi phạm về tốc độ, thời gian lái xe liên tục, hành trình mà cả vi phạm chở quá số người quy định bởi thông qua camera giám sát trên xe hoàn toàn có thể phát hiện hành vi này. Việc này sẽ giúp nâng cao hơn ý thức của đơn vị vận tải trong đảm bảo ATGT.

Nhìn nhận đây là một bất cập và cần siết chặt trách nhiệm của các doanh nghiệp, lãnh đạo Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, tới đây khi Luật Trật tự an toàn giao thông và Luật Đường bộ được Quốc hội thông qua, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn sẽ nghiên cứu, xem xét bổ sung quy định trách nhiệm người đứng đầu các doanh nghiệp vận tải không chú trọng thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông tại đơn vị, giám sát hoạt động của phương tiện, lái xe thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe để xử lý kịp thời các vi phạm.

"Để hạn chế, ngăn chặn tình trạng chở quá số người quy định, bên cạnh việc lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm, các cơ quan quản lý cũng cần tăng cường tuyên truyền, vận động các đơn vị vận tải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về kinh doanh vận tải hành khách, có quy chế nội bộ để xử lý nghiêm các vi phạm phía lái xe nhằm tăng tính răn đe, nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật giao thông", ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.