• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xe Mercedes trước khi rơi xuống sông chạy rất nhanh?

05/11/2018, 06:54

Xe Mercedes GLC300 có thể đã chạy với tốc độ trên 70km/h...

24

Trục vớt chiếc xe từ dưới sông

Sáng cùng ngày, việc sửa chữa lan can cầu Chương Dương bị hỏng đã hoàn tất, các phương tiện lưu thông bình thường.

Cảnh sát đã xác định được danh tính hai nạn nhân, gồm Nguyễn Thị Thu H. (SN 1989, trú đường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội), người đứng tên đăng ký xe ô tô Mercedes GLC300 BKS 30E-868.36. Nạn nhân còn lại là Bùi Thị Kim C. (SN 1997, trú tại phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Trước đó, khoảng 1h sáng cùng ngày, khi được trục vớt lên, chiếc xe bị nát phần đầu, túi khí đã nổ. Nạn nhân H. được xác định ngồi phía sau, cô gái còn lại là người cầm lái điều khiển xe. Một người tham gia cứu hộ phán đoán, rất có thể quá trình rơi xuống, do chiếc xe có phần đầu nặng nên đã rơi theo phương thẳng đứng và va vào trụ cầu hoặc cột bê tông dưới sông. Việc túi khí nổ có thể đã khiến các nạn nhân không thể di chuyển khi ở trong xe dưới sông.

Được biết, chiếc xe ô tô Mercedes GLC300 BKS 30E- 868.36 rơi xuống sông sản xuất năm 2017, có hạn kiểm định đến ngày 2/1/2020.

Trước đó, khoảng 19h30 tối 3/11, giữa dòng xe cộ đông đúc, xe ô tô BKS 30E- 868.36 đang lưu thông trên cầu Chương Dương bất ngờ mất lái, đâm đổ 10m lan can cầu rồi lao xuống sông. Sự việc xảy ra tại nhịp số 9, làn hỗn hợp (gồm cả ô tô và xe máy), hướng từ Long Biên vào nội đô Hà Nội. Không nhân chứng nào xác nhận xe xảy ra va chạm trước khi lao xuống sông.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Hà Nội cùng Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng đã lập tức có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn xuyên đêm. Ông Hùng cho biết, đêm cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình liên tục hỏi, nắm tình hình và động viên lực lượng cứu hộ cho đến khi được báo cáo là đã đưa được phương tiện và nạn nhân lên, bàn giao cho cảnh sát điều tra (khoảng 2h30).

Quan sát hiện trường vụ tai nạn kể trên, một cán bộ CSGT có nhiều năm kinh nghiệm đưa ra nhận định, có khả năng tại thời điểm xảy ra tai nạn, xe Mercedes GLC300 chạy với tốc độ 60-70km/h. Với vận tốc này, có thể khi đang lưu thông tài xế gặp chướng ngại vật trước mặt và không xử lý kịp, dẫn đến giật mình đánh lái rồi tông thẳng vào lớp gờ thành cầu rồi hất đổ lan can, lao thẳng xuống sông. Hơn nữa, xe Mercedes GLC300 là loại xe 5 chỗ, gầm xe rất cao nên khả năng này rất dễ xảy ra.

Vị cán bộ CSGT này cũng đặt ra giả thuyết, khi xảy ra sự cố, xe Mercedes GLC300 có thể đã tông đúng vào mối hàn của lan can cầu, xe lại có trọng lượng nặng vài tấn nên hàng rào lan can dễ dàng bị bung, bởi nguyên tắc xe càng nặng thì quán tính càng lớn.

Mặt khác, thời điểm gần 20h, lưu lượng phương tiện không thể đông đúc như giờ cao điểm, xe Mercedes GLC300 có thể chạy với tốc độ trên 70km/h, khả năng đâm va càng lớn, việc hất văng lan can cầu nhanh. Còn nếu chạy với tốc độ chậm, giả thuyết đặt ra là khả năng bánh xe sẽ vướng vào phần bê tông ở thành cầu, là đế của lan can, khả năng lao xuống sông thấp hơn. “Tuy nhiên, còn phải xem xét căn cứ vào kết quả khám nghiệm hiện trường”, vị CSGT cho hay.

Sau vụ tai nạn, nhiều người cho rằng để ô tô đi chung với xe máy ở làn ngoài cầu Chương Dương sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Về việc này, lãnh đạo Đội CSGT số 5 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, làn ngoài cầu là làn hỗn hợp đã được cắm biển báo hiệu. Hơn nữa, lưu lượng phương tiện lưu thông qua các tuyến hai bên đầu cầu rất đông, nếu chỉ cho ô tô đi làn giữa chắc chắn sẽ xảy ra ùn tắc nghiêm trọng.

“Không còn cách nào khác cả. Để đảm bảo an toàn, CSGT khuyến cáo toàn bộ người tham gia giao thông chấp hành nghiêm quy tắc giao thông, biển báo hiệu đường bộ khi qua cầu Chương Dương, đảm bảo tốc độ, cự ly và tuyệt đối không sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện”, vị này cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.