• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xe khách đâm trực diện xe máy trong đêm: Do đèn "độ" quá sáng?

07/05/2024, 13:52

Ngày 7/5, mạng xã hội xôn xao clip ghi lại vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và ô tô khách trong đêm. Đáng chú ý, chiếc xe khách đã “độ” thêm đèn có cường độ sáng lớn giữa hai cụm đèn chiếu sáng phía trước, sai quy định.

 Video xe khách "độ" đèn quá sáng bị xe máy đâm trực diện trong đêm.

Xe khách "độ" đèn sai quy định

Theo đoạn camera hành trình ghi lại được chia sẻ trên mạng xã hội, vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 23h18 ngày 6/5 trên đoạn đường tối, không có đèn chiếu sáng. Mặt đường khá hẹp với hai làn đường ngược chiều nhau.

Xe khách đâm trực diện xe máy trong đêm: Do đèn "độ" quá sáng?- Ảnh 1.

Chiếc xe khách trong vụ tai nạn giao thông "độ" đèn quá sáng sai quy định, lắp phía trước đầu xe ở vị trí giữa hai cụm đèn chiếu sáng.

Bất chấp phía trước có hai xe khách lưu thông theo hướng ngược lại, một người đàn ông vẫn điều khiển xe máy di chuyển với tốc độ cao, vượt ô tô cùng chiều rồi đâm trực diện vào xe khách ở làn đường ngược chiều.

May mắn, thời điểm xảy ra tai nạn, xe khách di chuyển với tốc độ chậm, nhờ đó, sau cú va chạm, người đàn ông đi xe máy vẫn có thể tự đứng dậy.

Nguyên nhân vụ tai nạn giao thông còn chờ cơ quan điều tra xác định, song, có thể thấy, ý thức của người đàn ông điều khiển xe máy khi tham gia giao thông còn kém, đi với tốc độ cao, vượt ẩu, không chú ý quan sát.

Song, cũng không loại trừ khả năng, chiếc xe khách trong vụ tai nạn do "độ" đèn quá sáng đã gây chói mắt người đàn ông này, làm giảm khả năng quan sát, gây ra tai nạn.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, một chuyên viên Phòng Kiểm định xe cơ giới - Cục Đăng kiểm VN cho biết, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6978:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới và moóc, ô tô được lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời để tăng khả năng chiếu sáng khi tham gia vào ban đêm hoặc thời tiết sương mù, hạn chế tầm nhìn.

Tuy nhiên phải tuân thủ chỉ tiêu như phải lắp đặt 2 đèn đối xứng có màu sắc trắng hoặc vàng; vị trí lắp đặt không cách mép ngoài cùng của xe lớn hơn 400 mm và chiều cao không thấp hơn 250 mm; hướng đèn về phía trước đầu xe; tắt mở đèn sương mù dạng rời độc lập với đèn chiếu sáng phía trước.

Trong tình huống của vụ tai nạn giao thông trên, chiếc xe khách đã lắp đặt thêm đèn ở vị trí giữa hai cụm đèn chiếu sáng phía trước, có cường độ sáng lớn là sai quy định, vi phạm luật giao thông.

Lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát nếu phát hiện hoàn toàn có thể xử phạt vi phạm hành chính, ngoài ra, xe khách cũng sẽ bị trượt đăng kiểm khi đi kiểm định, chủ xe phải tháo bỏ đèn lắp thêm, sử dụng đèn đúng thiết kế của nhà sản xuất, khi kiểm tra đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định.

Xe khách đâm trực diện xe máy trong đêm: Do đèn "độ" quá sáng?- Ảnh 2.

Khoảnh khắc xe máy đâm trực diện xe khách, bên cạnh lỗi do người điều khiển xe máy, không loại trừ khả năng do bị chói mắt bởi đèn lắp thêm trên xe khách.

Những loại đèn chủ xe tuyệt đối không được lắp thêm

Nói thêm về tác động nguy hiểm của việc tự ý thay đổi, sử dụng đèn chiếu sáng phía trước của ô tô có cường độ lớn sai quy định, lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội cho biết, chủ xe tuyệt đối không nên lắp thêm đèn xenon và đèn led bar, đặc biệt ở phía trước đầu xe, gần vị trí lắp đèn pha, cốt.

Theo vị này, đèn xenon có cường độ sáng gấp từ 5-6 lần so với đèn pha bình thường, khi bật lên, dải đèn này phát ra ánh sáng trắng, gây chói lóa mắt người đối diện. 

Thực tế, không chỉ xe khách, nhiều chủ xe tải, xe container hiện nay cũng thường lắp thêm đèn chiếu sáng bên sườn và phía sau xe, để chạy, lùi, đỗ vào ban đêm.

Đèn led bar là một thanh hình trụ được gắn lên các mắt led (diot led), có chức năng trợ sáng cho các phương tiện vào ban đêm. Khi bật, đèn ánh sáng sẽ trải ra trên một vùng rất rộng với cường độ sáng rất cao, không có độ chụm sáng vào một điểm nhất định. Nếu chiếu thẳng vào mắt của người đối diện sẽ khiến cho người này bị mù sáng tạm thời trong một thời gian nhất định.

Việc mắt bị mù, lóa trong vòng vài giây sẽ khiến các tài xế không thể quan sát khi lái xe, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn với hậu quả khôn lường.

Ngoài ra, nguồn điện của các loại đèn này thường không tương thích với xe chính hãng, nên khi lắp đặt sẽ ảnh hưởng đến dòng điện sạc của ắc-quy, làm tăng nguy cơ cháy nổ ắc-quy, IC.

Do cường độ phát sáng rất lớn, dẫn đến lượng tỏa nhiệt cũng cực kỳ lớn nên có thể gây chập cháy hệ thống dây điện trên xe, thậm chí có thể gây cháy xe.

Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021 quy định: Người điều khiển xe ô tô lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Bên cạnh đó, còn bị tịch thu đèn lắp thêm.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.