• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xe dù lộng hành, tranh khách với buýt

31/05/2018, 10:00

Gần đây, tại trung tâm TP Nha Trang, xe dù, bến cóc nở rộ, thậm chí còn vô tư lôi kéo, giành giật khách...

7

Các xe khách vô tư đón trả khách trong nội thị TP Nha Trang

Vô tư dừng đỗ, đón trả khách

Sáng 28/5, PV Báo Giao thông có mặt trên tuyến đường 2/4, con đường huyết mạch nối trung tâm TP Nha Trang ra các huyện phía Bắc tỉnh Khánh hòa. Dọc tuyến đường, thỉnh thoảng lại xuất hiện hành khách tay ôm túi xách chờ đón xe.

9h sáng, PV đứng tại trạm chờ xe buýt khu vực Tháp Bà (đường 2/4 - Tôn Thất Tùng). Tại đây, cũng có vài hành khách đang chờ xe. Vài phút sau, chiếc xe 16 chỗ BKS 79B - 000.25 ghé lại. Một người trên xe bước xuống, hỏi nhanh nơi đi của các vị khách. Một hành khách hỏi đi Vạn Giã giá bao nhiêu, người này nhanh nhảu đáp 50 nghìn đồng. “Sao đắt vậy, đi xe buýt chỉ 25 nghìn”, người khách nói.

Chỉ tính riêng chuyên đề xử lý xe dù, bến cóc, từ đầu năm đến nay, TTGT tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt hơn 260 trường hợp với tổng số tiền gần 380 triệu đồng; tước 18 GPLX, 9 phù hiệu, tạm giữ 2 xe. Riêng trong tháng 5/2018, đã xử phạt gần 100 vụ với số tiền hơn 100 triệu đồng với các lỗi như: Dừng đỗ, thành lập điểm giao dịch trái phép, không có phù hiệu, không có hợp đồng vận chuyển.

“Dạ, xe em chạy nhanh, 1 tiếng là tới, chứ xe buýt phải 2 tiếng lận. Anh đi em bớt thêm chút”, người trên xe giải thích. Sau khi trả giá 40 nghìn đồng, người khách và người đi cùng lên xe. Trên xe lúc này đã có khoảng 10 hành khách.

Chừng 10 phút sau, chiếc xe 16 chỗ BKS 79D-6391, trên xe có bảng tuyến Sông Cầu (Phú Yên), nhà xe Anh Tuấn ghé trạm xe buýt. Xe này cũng chào mời khách đi tuyến với giá vé tương tự xe trước. Thấy có xe buýt từ phía sau, tài xế bấm còi ra hiệu nhưng cũng kịp mời được một hành khách lên xe.

Theo chân những chiếc xe này trong suốt hành trình, PV nhận thấy các xe thường đi chậm, hễ thấy có khách đứng chờ là lập tức tấp vào lề, đon đả mời chào.

Tìm hiểu của PV, không chỉ đường 2/4, 23/10 là các đường chính dẫn từ trung tâm về các huyện mà ngay trong nội thị, hoạt động này cũng rầm rộ không kém. Đặc biệt, tại khu vực vòng xoay Yersin - Quang Trung, điểm dừng xe buýt trên đường Thái Nguyên đoạn trước cổng Nhà Thiếu nhi tỉnh, trung bình có 2 - 3 xe dù túc trực thường xuyên. Người dân xung quanh cho biết, các xe này thỏa thuận với nhau, tới lượt xe nào, xe đó sẽ đến đón khách, mời chào khách đang chờ xe buýt. Sau đó, xe dù đi tới các điểm dừng khác theo lộ trình của xe buýt và tiếp tục mời chào, đón khách.

“Nhiều lúc, khách đứng chờ cả chục người, mấy xe dù bắt khách hết, xe buýt tới thì chẳng có khách nào”, bà H., một người dân cho biết.

Đe dọa nhân viên xe buýt

Qua tìm hiểu, các xe dù hoạt động trên địa bàn thường chạy theo hai phía Nam và Bắc. Ở phía Bắc, các xe hoạt động chủ yếu tại các điểm dừng xe buýt ở Ninh Hòa, Vạn Ninh, Tu Bông; phía Nam là huyện Cam Lâm và TP Cam Ranh. 

Ông Nguyễn Thái Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang - đơn vị khác thác tuyến buýt Nha Trang - Ninh Hòa, Nha Trang - Vạn Giã cho biết, việc xe khách trá hình, xe dù, bến cóc hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận tải khách công cộng của đơn vị. Đặc biệt, có tình trạng một số đối tượng của các xe này có hành vi giành giật khách, đe dọa nhân viên. Thậm chí, mới đây, có trường hợp xe dù chạy thẳng vào sân đỗ của công ty, giành giật khách. Khi các tài xế và bảo vệ cản lại, những người này gọi côn đồ đến gây gổ.

“Những xe này thường xuyên chạy trước, hoặc tạt đầu xe buýt để tranh giành khách, đe dọa nhân viên nếu có ý kiến. Chúng tôi cũng mất lượng khách lớn, ảnh hưởng hoạt động của xe buýt”, ông Thanh cho biết.

Trung tá Nguyễn Sỹ Hồng, Đội trưởng Đội CSGT (Công an TP Nha Trang) cho biết, theo quy định, các xe khách tuyến cố định không được phép đón trả khách trong nội thị thành phố nên hoàn toàn có căn cứ để xử lý các lỗi hành vi này. Ngoài ra, đơn vị cũng đã lập chuyên đề riêng về xe dù, bến cóc phân công cán bộ thường xuyên TTKS.

“Tuy nhiên, có thực tế các xe này dùng nhiều chiêu trò để đối phó với các lực lượng kiểm tra. Mỗi địa điểm các xe này dừng chỉ 1-2 phút và được cảnh báo từ xa nên rất khó xử lý”, Trung tá Hồng phân tích.

Theo Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa, các xe dù hoạt động thường có hai loại là xe chạy dưới dạng hợp đồng và xe chạy đón trả khách theo tuyến cố định, nhưng cố tình tranh giành khách nên vi phạm. Có trường hợp xe BKS tỉnh Khánh Hòa nhưng phù hiệu lại do cơ quan chức năng TP HCM cấp, gây khó khăn trong công tác quản lý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.