• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT

16/05/2024, 20:25

Ban ATGT các tỉnh, thành chia sẻ nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, kéo giảm TNGT tại hội nghị tập huấn diễn ra ở Thanh Hóa.

Ngày 16/5, Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024.

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 1.

Ông Lê Kim Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu tại hội nghị tập huấn.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Kim Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, đây là hội nghị tập huấn thường niên của Ủy ban ATGT Quốc gia nhằm cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật mới trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 2.

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 3.
Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 4.
Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 5.

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn nâng cao năng lực cho Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024.

Tuyên truyền từ nhà đến trường học

Theo ông Thành, hội nghị tập huấn năm nay tập trung vào các nội dung chính như: Cập nhật các văn bản mới liên quan đến công tác bảo đảm trật tự ATGT. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh; sinh viên trong tình hình mới; Chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo đảm ATGT; Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT và xử phạt vi phạm hành chính.

Cùng đó, các đại biểu cũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm thực hiện Thập kỷ hành động toàn cầu về ATGT đường bộ lần thứ nhất (2011-2020); Trao đổi kinh nghiệm truyền thông nhằm tăng tương tác với người đọc.

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 6.

Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó tổng biên tập Báo Giao thông trao đổi về kinh nghiệm truyền thông nhằm tăng tương tác với người đọc.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó tổng biên tập Báo Giao thông chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nhằm tăng tương tác với người đọc. Ông Thắng cho biết, vai trò của truyền thông rất quan trọng trong công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về ATGT.

Ông Thắng cho biết, công nghệ số tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, công tác truyền thông cũng không ngoại lệ. Việc truyền thông một chiều, thụ động như trước đây sẽ không đem lại nhiều hiệu quả. 

Báo chí, truyền thông giờ không chỉ bó hẹp trên những trang giấy hay tờ báo điện tử, đưa thông tin "ai, cái gì, ở đâu và khi nào" mà cần một không gian rộng hơn. Để truyền thông về công tác đảm bảo ATGT hiệu quả, các Ban ATGT cần xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, tập trung vào việc phân tích để sáng tạo nội dung đột phá hơn, trong đó đặc biệt chú trọng phân tích xu hướng, cập nhật công nghệ mới cũng như thuật toán của các nền tảng truyền thông.

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 7.

Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị.

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, dịch vụ, du lịch của cả nước và là đầu mối giao thông, giao lưu quốc tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về nhiều mặt đã thu hút số lượng lớn người dân từ các tỉnh thành đến làm ăn, sinh sống, học tập.

Tham luận về vấn đề liên quan đến ATGT trong lứa tuổi học sinh trên địa bàn, ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Trong năm học 2023-2024 có hơn 1,7 triệu trẻ mầm non, học sinh tiểu học đến trung học phổ thông tham gia học tập tại hơn 2.000 trường trên địa bàn nên việc giáo dục pháp luật về trật tự ATGT cho các em học sinh luôn được sự quan tâm lãnh đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc và đồng bộ.

 "Giải pháp mà chúng tôi đưa ra đó là 100% các trường, cơ sở giáo dục ký kết liên tịch với địa phương trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học; yêu cầu các hộ dân giữ xe xung quanh trường cam kết không giữ xe phân khối lớn cho học sinh; bố trí lệch giờ vào học và tan trường để không gây ùn tắc giao thông (bậc học mầm non và tiểu học không trước 7h30; bậc trung học cơ sở không trước 7h15; bậc trung học phổ thông không trước 7h00).

Bên cạnh đó, tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết không giao xe gắn máy phân khối lớn cho học sinh khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có giấy phép lái xe. Nhà trường không giữ xe của học sinh đi xe phân khối lớn khi không có giấy phép lái xe. Yêu cầu các chủ bãi giữ xe trong nhà trường phải lập danh sách học sinh đi xe trên 50cc đã có giấy phép lái xe và xuất trình khi có đoàn kiểm tra.

100% nhà trường đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự ATGT là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh; đưa công tác giáo dục ATGT trong trường học thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học", ông Lợi cho hay.

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 8.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh cho biết, trên cơ sở đặc trưng của tỉnh để đưa ra được chiến lược về ATGT.

Nói về công tác tuyên truyền làm sao có hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Phương, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh cho biết, trước hết Ban ATGT tỉnh phải nhìn nhận đúng bản chất, thực trạng về công tác bảo đảm trật tự ATGT và trên cơ sở đặc trưng của tỉnh mình đưa ra được chiến lược về ATGT.

Trong đó, ban ATGT tỉnh giữ mối liên hệ chặt chẽ với Ban ATGT các địa phương (công an, phòng quản lý đô thị, phòng hạ tầng), thành lập nhóm trên zalo để trao đổi công việc hàng ngày; Chủ trì biên soạn các file ghi âm phát cho ngành giáo dục, các công ty, ban ATGT các xã, phường, thị trấn...

Cùng quan điểm này, Ban ATGT tỉnh Phú Thọ cũng xác định công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thay đổi nhận thức, ý thức chấp hành quy định về trật tự ATGT của người tham gia giao thông.

Những tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền kiến thức pháp luật và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ và các quy định của nhà nước bảo đảm trật tự ATGT đối với cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các hội viên, đoàn viên, học sinh.

Tích cực sử dụng các hình thức tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan, trưng bày panô, ảnh cảnh báo về hậu quả, tác hại các vụ TNGT do người tham gia giao thông lạm dụng rượu, bia, vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định gây ra.

Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ cũng đã tổ chức cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, học sinh từ cấp 2 trở lên ký cam kết thực hiện không vi phạm trật tự ATGT. Giao cho giáo viên chủ nhiệm giám sát, kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện cam kết hàng ngày, hàng tuần.

Đồng thời phải xác định rõ việc chấp hành pháp luật về trật tự ATGT là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối kỳ, cuối năm của học sinh.

Chuyển đổi số là vấn đề nhận thức và thói quen

Trao đổi về kết quả ứng dụng camera giám sát phục vụ bảo đảm trật tự ATGT, ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2017, địa phương đã đầu tư 30 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống camera giám sát với 16 vị trí (trong đó 10 camera giám sát tốc độ, 6 camera giám sát tín hiệu đèn giao thông). Việc xử lý vi phạm sẽ do công an tỉnh thành lập tổ giám sát, theo dõi, vận hành và nắm tình hình trật tự ATGT.

Hệ thống camera giám sát giao thông góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Thực tế ở những nơi có lắp camera người tham gia giao thông đã tự giác chấp hành nghiêm luật giao thông khi biết mình có thể bị phát hiện và xử lý nếu vi phạm, điển hình là các lỗi vi phạm trên tuyến có gắn camera giám sát giảm tới 80% so với cùng kỳ khi chưa gắn camera.

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 9.

Ông Trần Mạnh Hà, Phó giám đốc VNPT IT Khu vực 1 - Tập đoàn VNPT.

Ông Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển GTVT cho biết, nhìn lại một thập kỷ qua, phương tiện tham gia giao thông tăng rất nhanh. Thống kê trong năm 2023, cả nước có 6,3 triệu xe ô tô, 74 triệu xe máy. Cơ quan chức năng đã cấp cho 11,5 triệu GPLX ô tô và 52 triệu GPLX.

"Một thập kỷ qua, chúng ta đã làm rất nhiều việc, từ quy định đội mũ bảo hiểm, đến xử lý nồng độ cồn, từng bước kéo giảm TNGT. Trong một thập kỷ, tỷ lệ tử vong do TNGT đường bộ đã giảm 43,5%. Chúng ta vẫn đang nỗ lực để tiếp tục kéo giảm TNGT", ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Trần Mạnh Hà, Phó giám đốc VNPT IT Khu vực 1 - Tập đoàn VNPT cho rằng: Chuyển đổi số không phải chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là vấn đề nhận thức và thói quen.

"Như bản thân tôi, khi mua xe đạp thì đã lắp gương chiếu hậu để đi tập thể dục buổi sáng, nó rất an toàn. Con trai tôi thấy vậy cũng đề nghị bố mua cho lắp gương vào xe đạp. Đó chính là nhận thức và thói quen. Cũng như trong chuyển đổi số, khi liên thông qua các hệ thống kết nối, sử dụng phần mềm liên thông hay xử phạt giao thông qua hệ thống qua camera, làm các thủ tục hành chính qua hệ thống dần dần sẽ trở thành một thói quen", ông Hà chia sẻ thêm.

Nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo đảm bảo trật tự ATGT- Ảnh 10.

Ông Trần Trọng Vinh, Chủ tịch Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á - Chi hội Việt Nam/ Tổng giám đốc Công ty CP Biển Bạc nêu những vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ trong quản lý, xử lý vi phạm giao thông.

Cùng với các giải pháp trong thời đại chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả khi sử dụng hệ thống camera giám sát được hiệu quả, ông Trần Trọng Vinh, Chủ tịch Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á - Chi hội Việt Nam/Tổng giám đốc Công ty CP Biển Bạc nhận định: Việc áp dụng công nghệ trong việc giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông, an ninh trật tự đạt được nhiều kết quả.

Tuy nhiên, khảo sát thực tế tại một số địa phương, ông Vinh cho biết vẫn còn một số khuyết điểm như: Phần mềm hệ thống giám sát sử dụng trong thời gian dài nhưng chưa được cập nhật, nâng cấp; Phần mềm xử lý còn rườm rà, thiếu trực quan sinh động; tín hiệu truyền dữ liệu chập chờn...

Theo ông Vinh, để khắc phục được những tồn tại hạn chế thì nên áp dụng trí tuệ nhân tạo AI để nâng cao hiệu quả của hệ thống camera. Mục tiêu của việc ứng dụng các phần mềm tân tiến, công nghệ hiện đại nhằm xây dựng một trung tâm tổng thể, thống nhất về khai thác dữ liệu, hình ảnh phục vụ nhu cầu đảm bảo an ninh trên mọi lĩnh vực.

Tổng kết buổi tập huấn, ông Lê Kim Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: Thông qua tập huấn, sẽ giúp các ban ATGT địa phương chia sẻ và cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đảm bảo ATGT để có thể triển khai hiệu quả những chỉ đạo của Ban bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia trong thời gian tới. 

"Tôi đánh giá cao buổi tập huấn ngày hôm nay và yêu cầu các đơn vị tiếp thu các ý kiến chia sẻ cũng như kiến nghị của Văn phòng các Ban ATGT địa phương", Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nói.

Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, những năm qua, công tác bảo đảm TTATGT được Ban bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia quan tâm chỉ đạo sát sao và quyết liệt.

Tuy nhiên, tình hình trật tự ATGT trên cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng vẫn diễn biến phức tạp, TNGT có giảm nhưng chưa bền vững, trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông chưa đầu tư kịp thời để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Ông Liêm cho rằng, khi số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện cá nhân, nhu cầu đi lại liên tục tăng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, trong đó chúng ta phải nghiêm túc đánh giá vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về trật tự ATGT, công tác lãnh chỉ đạo cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác ATGT chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và trình độ chuyên sâu, nhất là cấp cơ sở phải đảm đương nhiều lĩnh vực nên hiệu quả hoạt động tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện chưa cao.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.