• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vĩnh Long: Bến xe tỉnh làm gara, sân siêu thị thành bến cóc

21/11/2016, 13:09
image

Nhà xe Trung Kiên vẫn vô tư lập điểm bán vé tuyến cố định Vĩnh Long-TP HCM rồi mời chào khách công khai.

-Phòng vé và bến xe dù của nhà xe Trung Kiên tại k

Phòng vé và bến xe dù của nhà xe Trung Kiên tại khuôn viên siêu thị Coop Mart, phường 1, TP Vĩnh Long

Đã từ lâu, bến xe tỉnh Vĩnh Long vắng như “chùa Bà Đanh”, bởi lẽ nơi này chỉ có loe ngoe một vài hãng xe khách hoạt động như: Phương Trang, Mai Linh và Lube Express.

Thi nhau lập bến cóc, chạy dù

Trái với cảnh đìu hiu đó, quanh các tuyến đường trong nội ô TP Vĩnh Long như: Nguyễn Huệ, QL53 (phường 8), QL1 (phường 9); Lê Thái Tổ (phường 2); đường 2 Tháng 9 và khu vực siêu thị Coop Mart (phường 1)..., các hãng xe khách hoạt động rầm rộ. Ở những con đường này, các nhà xe như: Phú Vĩnh Long, Kim Mã, Trung Kiên, Huỳnh Đạt ngang nhiên lập bến cóc, chạy dù gây mất TTATGT nghiêm trọng.

Qua nhiều ngày tìm hiểu, PV đã ghi lại hàng loạt cảnh các hãng xe trên thi nhau bỏ bến, ra ngoài lập nhiều tụ điểm bán vé, đón trả khách trá hình thông qua “trạm điều hành”. Dưới cái mác “trạm điều hành” này, nhiều nhà xe đã công khai cho phương tiện đậu đỗ ngay dưới lòng và lề đường để tổ chức đón trả khách, bốc xếp hàng hóa mỗi ngày. Đơn cử vào lúc 1h52 ngày 1/11, PV Báo Giao thông đã ghi hình được cảnh xe khách BKS 51B - 142.62 của nhà xe Phú Vĩnh Long đón trả khách ngay dưới lòng, lề đường tại trạm điều hành ở số 9 Nguyễn Huệ, phường 8. Cũng tại trạm điều hành này, ngày 8/11, PV tiếp tục ghi nhận xe khách BKS 51B - 142.31 vô tư ra vào đón trả khách. Trong ngày 11/11, PV phát hiện có hai xe khách BKS 64B - 005.12 và 63B - 013.41 của nhà xe Trung Kiên đưa đón khách trước cửa Văn phòng HTX Ngọ Điệp – Trung Kiên ngay siêu thị Coop Mart (phường 1)...

Thậm chí, nhà xe Trung Kiên còn tận dụng khuôn viên của siêu thị Coop Mart tại phường 1 để làm nơi bán vé kiêm luôn “bến xe”. Ở đây, bất cứ lúc nào người ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh trên dưới ba đầu xe của nhà xe Trung Kiên (loại 16 chỗ) đậu sẵn để chờ khách và hầu hết các xe của hãng này đều là xe dạng hợp đồng. Dù vậy, nhà xe Trung Kiên vẫn vô tư lập điểm bán vé tuyến cố định Vĩnh Long - TP HCM rồi mời chào khách một cách công khai.

Điều đáng nói là hầu hết các điểm bến cóc này lại hoạt động rất công khai, thậm chí vây quanh các trụ sở của cơ quan Nhà nước như: UBND tỉnh, Sở GTVT và trụ sở của lực lượng TTGT tỉnh Vĩnh Long.

Tồn tại hàng chục năm, dẹp không nổi?

Ông Lê Minh Đậm, Giám đốc Bến xe khách tỉnh Vĩnh Long buồn rầu cho biết: “Hiện nay, DN vận tải hành khách cả tỉnh đăng ký hoạt động ở bến đếm chưa hết 10 đầu ngón tay. Nhiều DN kéo ra ngoài hoạt động gần chục năm nay, bến xe giờ hiu quạnh lắm, chỉ hoạt động cầm chừng vì thu không bù nổi chi. Từ lâu bến xe đã phải cho thuê bãi làm gara sửa chữa, rửa xe!”.

Theo ông Đậm, 4 DN nói trên có đến hàng trăm xe nhưng chỉ có 5 chiếc của Phú Vĩnh Long là đăng ký vào bến. “Mà đăng ký cho có lệ vậy thôi, chứ đa số họ ra ngoài đón khách. Cũng chẳng có xe nào vào bến làm thủ tục xuất bến vào bến như quy định cả. Hiện UBND tỉnh đang kêu gọi xã hội hóa đầu tư lại bến xe, nhưng trước tình hình như hiện nay, DN rủ nhau “bỏ chạy” hết”, ông Đậm ngậm ngùi.

Theo thống kê của Phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Vĩnh Long, tổng số đầu xe của 4 nhà xe như đã nêu là trên dưới 100 xe. Trong đó, 50% xe đã đăng ký chạy tuyến cố định, số còn lại là xe hợp đồng. Riêng nhà xe Trung Kiên 100% đầu xe là dạng xe hợp đồng. Tất cả các xe trên đều đã được gắn thiết bị GSHT theo đúng quy định.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phan Tấn Hậu, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Vĩnh Long) cho biết, các nhà xe đăng ký dạng nào thì phải chạy đúng theo đăng ký, xe chạy tuyến cố định thì phải vào bến đón trả khách. Còn xe hợp đồng thì không được phép chạy tuyến cố định. Tuy nhiên, thực tế lại là một chuyện khác. “DN đến đăng ký thì mình cấp, còn họ ra ngoài bán vé, chạy thế nào thì ai mà biết. Có lúc qua GSHT thấy cả chục xe hợp đồng nhưng ngày nào cũng chạy tuyến Vĩnh Long - TP HCM liên tục. Trường hợp này chỉ có lực lượng làm nhiệm vụ ngoài đường mới có thể xử lý được. Riêng đơn vị, khi kiểm tra trên thiết bị GSHT nếu thấy vi phạm là tước phù hiệu ngay”, ông Hậu cho hay.

Phó chánh TTGT Vĩnh Long Nguyễn Thanh Phong cũng thừa nhận, thực trạng xe dù, bến cóc ngang nghiên hoạt động là có thật và đã tồn tại gần 10 năm qua. TTGT tỉnh cũng đã lập biên bản xử lý rất nhiều lần, hồ sơ vi phạm chất thành đống. “Cái khó nhất để dẹp vấn nạn này là khi kiểm tra thì không có khách trên xe nên khó xử lý. TTGT cũng không thể đến ngồi canh ngay cửa của DN để xử lý hết được. Tuy nhiên, trong dịp cuối năm nay chúng tôi sẽ lập kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm để từng bước chấn chỉnh lại hoạt động của các nhà xe”, ông Phong nói.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.