• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Vì sao phương tiện thủy chưa được lưu thông qua 6 tuyến sông địa phương ở Hải Dương?

19/09/2024, 17:33

Đến chiều 19/9, tỉnh Hải Dương vẫn chưa cho phép các phương tiện thủy lưu thông trở lại trên 6 tuyến sông địa phương.

Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải Hải Dương, đến thời điểm hiện tại, lệnh cấm phương tiện thủy lưu thông qua các tuyến sông địa phương vẫn chưa được gỡ bỏ.

Nguyên nhân là mặc dù mực nước ở nhiều sông địa phương ở tỉnh này đã giảm, song chiều cao tĩnh không khoang thông thuyền của một số cầu vẫn chưa bảo đảm khoảng cách an toàn.

Vì sao phương tiện thủy chưa được lưu thông qua 6 tuyến sông địa phương ở Hải Dương?- Ảnh 1.

Sông Cầu Xe là một trong 6 tuyến sông địa phương do tỉnh Hải Dương quản lý.

Như vậy, lệnh cấm trước đó được Sở Giao thông vận tải Hải Dương ban hành nhằm hạn chế giao thông đường thủy trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương từ 18h ngày 10/9, nhằm bảo đảm an toàn giao thông trong tình hình nước lũ dâng cao đến nay vẫn còn hiệu lực.

Sáu tuyến sông do Hải Dương quản lý có chiều dài 125km gồm: Sông Sặt, Cửu Yên, Đình Đào, Tứ Kỳ, Cầu Xe, Ghẽ.

Chiều cùng ngày, thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hải Dương cho biết, đơn vị vẫn vận hành 60 trạm bơm tiêu úng với 311 máy bơm, tổng công suất gần 900.000 m3/giờ.

Các địa phương phải vận hành nhiều trạm bơm tiêu úng là Ninh Giang (10 trạm bơm), các huyện Bình Giang, Tứ Kỳ, Thanh Miện mỗi nơi 9 trạm bơm, Cẩm Giàng (8 trạm bơm)… Riêng huyện Nam Sách không còn phải bơm tiêu úng.

Ngoài nhiệm vụ bơm tiêu úng, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hải Dương còn kết hợp thanh thải nước ô nhiễm trong các tuyến kênh trục, khu vực dân cư. Công ty đề nghị các địa phương tiếp tục huy động lực lượng khơi thông dòng chảy, bảo đảm bơm tiêu hiệu quả.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.