• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Vì sao người điều khiển xe dưới 50cc phải có GPLX?

13/05/2020, 06:57

Bộ GTVT đề xuất người điều khiển phương tiện dưới 50 phân khối cũng phải có giấy phép lái xe.

Việc học sinh thiếu kiến thức, kỹ năng cơ bản khi điều khiển phương tiện là nguyên nhân chính khiến xảy ra nhiều vụ TNGT liên quan đến loại phương tiện dưới 50ccẢnh: Tạ Tôn

Tại dự thảo Luật Giao thông Đường bộ (GTĐB) đang được đưa ra lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất người điều khiển phương tiện dưới 50 phân khối cũng phải có giấy phép lái xe (GPLX). Như vậy, sẽ có hàng vạn người dưới 18 tuổi đang điều khiển loại xe này sẽ được đào tạo để được cấp GPLX.

Trên 50% TNGT do xe máy, xe đạp điện

Theo Luật GTĐB năm 2008, người điều khiển xe gắn máy dưới 50cc không cần GPLX. Do vậy, rất nhiều trường hợp cha mẹ học sinh sẵn sàng bỏ tiền mua xe cho con để tự đến trường. Nhưng thực tế, không ít trường hợp các em học sinh thiếu kỹ năng điều khiển phương tiện, gây nguy cơ mất ATGT. Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, 90% số vụ TNGT đối với trẻ em trong những năm gần đây là rơi vào nhóm từ 16-18 tuổi.

Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, hiện trên 90% xe đạp điện trên đường chính là xe máy điện. Tuy có bàn đạp nhưng hầu như người điều khiển không bao giờ sử dụng vì loại xe này lắp động cơ điện rất lớn. Qua khảo sát cho thấy, học sinh cấp II trở lên đi xe đạp điện gây khoảng 70% số vụ TNGT có thương vong. Vì vậy, loại hình xe máy điện, xe đạp điện phải được quản lý và người điều khiển phải có GPLX.

TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ATGT, Trường Đại học Việt Đức cho biết, một nghiên cứu độc lập cho thấy, tỷ lệ TNGT với học sinh liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện ở mức rất cao. Học sinh THPT chiếm 90% các vụ TNGT liên quan tới trẻ em trong 3 năm gần đây. Trong khi đó, có tới trên 50% các vụ TNGT xảy ra với học sinh do xe máy điện và xe đạp điện.

“Nguyên nhân phần lớn do các em thiếu kiến thức, kỹ năng cơ bản khi điều khiển phương tiện, chạy xe quá tốc độ, chuyển hướng, chuyển làn không đúng cách. Phổ biến là tình trạng không đội MBH, đeo tai nghe, phóng nhanh vượt ẩu, thậm chí chở 3. Theo quy định, xe đạp điện phải được nhà sản xuất khống chế tốc độ ở mức 25 km/h để đảm bảo an toàn. Nhưng thực tế, công suất xe có thể đạt tốc độ lên 40-45 km/h, ngang xe máy, gây nguy hiểm lớn cho ATGT”, TS. Tuấn nói.

Bịt lỗ hổng quản lý

Để giải quyết thực trạng trên, tại dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, Bộ GTVT đề xuất, người lái xe gắn máy, kể cả xe máy điện có dung tích xi-lanh dưới 50cm3 hoặc có công suất động cơ điện không quá 4kw phải được đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hạng A0. Dự thảo Luật cũng quy định, người đủ 16 tuổi trở lên được cấp GPLX hạng A0.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, Luật GTĐB năm 2008 chỉ quy định người điều khiển xe mô tô sử dụng động cơ nhiệt có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên phải có GPLX. Việc chỉ quy định GPLX đối với người điều khiển xe dùng động cơ nhiệt mà không yêu cầu GPLX đối với người điều khiển loại xe tương tự sử dụng động cơ điện đã tạo lỗ hổng trong quản lý.

“Theo quy chuẩn về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mô tô, xe gắn máy là xe sử dụng động cơ nhiệt có dung tích xi lanh lớn hơn 50cm3 hoặc sử dụng động cơ điện có công suất lớn hơn 4kW. Như vậy, 2 loại động cơ này có giá trị công suất quy đổi tương đương. Hai loại xe này cũng tương tự nhau về kiểu loại, tải trọng, công dụng”, ông Huyện lý giải.

Cũng theo ông Huyện, dự thảo cũng đưa ra khái niệm cụ thể về xe đạp điện để định hướng quản lý đối với loại xe này. Theo đó, xe đạp điện phải có trợ lực cho sức cơ bắp của người bằng động cơ điện một chiều; công suất lớn nhất của động cơ đạt được ở trạng thái hoạt động bình thường liên tục (công suất định mức liên tục lớn nhất) không lớn hơn 250W; công suất đầu ra của động cơ điện giảm dần và bị cắt trước khi xe đạt tới tốc độ 25km/h hoặc khi dừng đạp.

Đối với các loại xe có công suất và tốc độ lớn hơn quy định nêu trên sẽ quản lý như xe gắn máy, như vậy khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy tắc giao thông, tổ chức giao thông của xe gắn máy và có giấy phép lái xe mô tô, xe gắn máy hạng A0.

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và Người lái (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết thêm, việc đề xuất này phù hợp với Công ước Viên mà Việt Nam đã tham gia. Cụ thể, Công ước quy định, xe có động cơ là xe cơ giới và người điều khiển phải có GPLX. Luật GTĐB cũng giao Bộ trưởng Bộ GTVT quy định nội dung, hình thức đào tạo, lộ trình thực hiện và sẽ được cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật.

Cũng theo ông Khuất Việt Hùng, việc yêu cầu phải học và thi lấy bằng lái xe đối với nhóm phương tiện dưới 50 phân khối là cần thiết. Điều này giúp trang bị những kiến thức, kỹ năng ATGT một bài bản, có hệ thống cho người trẻ ở độ tuổi vị thành niên, để họ hiểu lý do và chịu trách nhiệm cho hành vi giao thông của mình. Quy định này cũng sẽ gắn trách nhiệm của người lớn để không thể chủ quan, tùy tiện giao xe cho con em mình như trước.

Đa số người điều khiển xe máy, xe máy điện là đối tượng này nằm trong nhóm tuổi từ 16-18, đây là đối tượng tham gia giao thông có tính tích cực nhưng đồng thời nguy cơ mất ATGT cao. Với tốc độ cao, tham gia giao thông trong điều kiện giao thông hỗn hợp thì việc đào tạo những kỹ năng điều khiển loại phương tiện này như đào tạo cấp GPLX mô tô là cần thiết, giúp kéo giảm TNGT, đặc biệt là đối với nhóm thanh, thiếu niên.

“Đối tượng này cần có kiến thức, kỹ năng và phải được sát hạch trước khi điều khiển phương tiện. Việc đào tạo đối tượng này cần đào tạo như là cấp GPLX mô tô hạng A1 hiện nay. Tất nhiên, khi thực hiện sẽ phát sinh các thủ tục yêu cầu về học nhưng đây là việc làm cần thiết vì liên quan đến an toàn, sinh mạng của trẻ em thì phải thực hiện, sẽ tốt cho tương lai cả cuộc đời của các em sau này”, ông Hùng nói.

Xử nghiêm trường hợp vi phạm

Ghi nhận của PV tại Trường THPT Phước Long B, Q.9, phần lớn các em học sinh đi xe đạp và xe đạp điện đến trường, trong đó cũng có một số em sử dụng xe gắn máy dưới 50cc. Đa số học sinh đều đội MBH khi đi xe máy điện, tuy nhiên cũng có một số em không chấp hành.

Một cán bộ CSGT Q.9, TP.HCM cho biết, trên địa bàn quận số lượng học sinh đi xe đạp điện, xe gắn máy dưới 50cc rất lớn. CSGT đã xử phạt nhiều trường hợp như: Vượt đèn đỏ, không đội MBH khi tham gia giao thông.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM cho rằng, học sinh đi xe gắn máy điện hoặc xe máy dưới 50cc được Luật cho phép, nhưng không vì thế mà phụ huynh hay nhà trường lơ là sự an toàn của con em mình khi tham gia giao thông. Trong suốt quá trình học từ cấp 1 đến cấp 3, chương trình về ATGT đều được xen kẽ vào các tiết học dạy luật ATGT cho các em học sinh. Ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB, nhà trường, phụ huynh và cả xã hội cần có biện pháp mạnh tay, xử lý nghiêm trường hợp học sinh vi phạm.

Đỗ Loan

Trung tá Phạm Tuấn Anh (Đội phó Đội Tuyên truyền khám nghiệm tai nạn, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội):
Câu hỏi thi GPLX cần đơn giản, dễ hiểu

Quá trình tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm đối với những trường hợp thanh, thiếu niên điều khiển xe máy điện, xe đạp điện chúng tôi thấy rằng, các em học sinh nắm bắt các qui định về ATGT, cũng như cách đi đường sao cho đảm bảo ATGT, phòng tránh tai nạn khá hạn chế.

Dù các em điều khiển xe máy điện, xe đạp điện chấp hành qui định đội MBH, nhưng lại đi hàng 2, hàng 3 nói chuyện, vui đùa rất nguy hiểm. Chưa kể nhiều trường hợp các em có MBH nhưng chỉ để treo trên xe không đội.

Việc Bộ GTVT đề xuất bổ sung quy định cấp GPLX cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50cm3 như xe máy điện, xe đạp điện là rất tốt. Tuy nhiên, các câu hỏi về sát hạch để cấp GPLX điều khiển loại xe này cũng cần đơn giản, dễ hiểu, không nên khó quá như việc cấp GPLX xe máy thông thường.

Văn Huế

Ông Nguyễn Văn Dũng (Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe Lạc Hồng (Hà Nội):
Đủ năng lực đào tạo, cấp GPLX

Với năng lực và lưu lượng đào tạo hiện nay, việc có thêm lứa tuổi từ 16-18 tuổi đào tạo lái xe không phải vấn đề lớn nếu được rải đều hàng năm, không bị dồn ứ vào một thời điểm nhất định.

Xe máy tự học là chính nên việc đi thi không có gì là khó khăn, bởi vì học lái xe máy chỉ 1-2 buổi, đâu phải là học nhiều như học lái ô tô nên sẽ không khó trong đào tạo”.

T.Duy

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.