• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Vì sao áp dụng quy định thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô từ ngày 1/1/2026?

Giao thông 24h

Vì sao áp dụng quy định thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô từ ngày 1/1/2026?

17/11/2024, 21:31

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nhưng đến ngày 1/1/2026, quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô mới chính thức có hiệu lực thi hành.

Tại Hội thảo về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô do Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp Trung tâm Tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng (CHD) tổ chức, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông – Cục CSGT cho biết, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn (TBAT) phù hợp cho trẻ em.

Vì sao áp dụng quy định thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô từ ngày 1/1/2026?- Ảnh 1.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 1/1/2025 nhưng quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô đến ngày 1/1/2026 mới chính thức áp dụng.

Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, chậm hơn 1 năm so với hiệu lực của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Lý giải về việc này, đại tá Nhật cho biết nhằm để cơ quan quản lý có thời gian để chuẩn bị, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về TBAT cho trẻ em; xây dựng phương án, lộ trình thực hiện cũng như tuyên truyền, phổ biến quy định để người dân thích nghi với việc sử dụng thiết bị mới cho trẻ ngồi trên xe ô tô.

Theo thống kê của Cục CSGT, toàn quốc hiện có hơn 6,5 triệu xe ô tô. Hiện nay, dù chưa có quy định bắt buộc, khá nhiều phụ huynh, đặc biệt những người trẻ đã chủ động tìm hiểu và mua TBAT trên ô tô cho con mình sử dụng.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại, khi quy định có hiệu lực, người dân đổ xô mua TBAT cho trẻ em trên ô tô, liệu nguồn cung sản phẩm trong nước có đủ không.

Về vấn đề này, ông Đào Việt Hưng, Giám đốc kinh doanh Công ty SNB JSC (đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệp trong nhập khẩu, phân phối các TBAT cho trẻ em tại Việt Nam) cho biết, từ giờ đến khi thực thi quy định (ngày 1/1/2026) còn hơn 1 năm. Thời gian này đủ để công ty SNB có sự chuẩn bị, kế hoạch về nhập khẩu các TBAT cho trẻ em trên ô tô dành cho thị trường Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của người dân ngay cả khi bất chợt tăng cao.

Theo ông Hưng, hiện Cục Đăng kiểm VN đang xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về TBAT cho trẻ em trên ô tô, dựa theo tiêu chuẩn R44 và R129 mà các nước trên thế giới áp dụng. Nếu cho phép áp dụng cả hai tiêu chuẩn sẽ tạo thuận lợi cho nhà sản xuất, nhập khẩu trong phân phối sản phẩm.

Vì sao áp dụng quy định thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô từ ngày 1/1/2026?- Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, chi phí đầu tư thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô chỉ chiếm từ 0,3 - 0,4% so với chi phí đầu tư ô tô.

Về chi phí đầu tư TBAT cho trẻ em trên ô tô, ông Trần Hữu Minh, Chánh VP Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết khoảng từ 3-15 triệu đồng. Mức phí này so với chi phí đầu tư ô tô chỉ chiếm từ 0,3 – 0,4% và phần lớn người sở hữu ô tô có khả năng chi trả.

Cũng theo ông Minh, TBAT cho trẻ em trên ô tô không phải loại sản phẩm phải đăng kiểm định kỳ để đánh giá chất lượng, phụ huynh có thể tự đánh giá thiết bị còn khả năng sử dụng hay không để tiếp tục sử dụng cho trẻ.

Thực tế, thiết bị có thể điều chỉnh suốt quãng thời gian từ 1 - 10 tuổi, do đó, chi phí đầu tư chỉ có 1 lần.

Với các gia đình có con gần 10 tuổi, nhu cầu sử dụng không dài, có thể thuê các thiết bị ghế nâng, đệm nâng để tiết kiệm chi phí.

Trong khi đó, Ths Dương Kim Tuấn, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, để quy định hiệu quả khi thực thi, một mặt cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBAT; mặt khác cần có các chương trình hỗ trợ tài chính, giảm giá hoặc cho vay để các gia đình tiếp cận mua.

Song song với đó, có chế tài xử lý vi phạm với các trường hợp không tuân thủ quy định để nâng cao nhận thức của người dân.

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên xe ô tô (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) ngồi cùng hàng ghế với người lái xe hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.