Hàng loạt tài xế vẫn còn mơ hồ về xử phạt lái xe có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép |
Uống bao nhiêu rượu bia ngày Tết sẽ bị phạt khi lái xe?
Theo Phòng CSGT Công an Hà Nội, bắt đầu từ ngày mùng 1 Tết, người dân đi chúc Tết tăng dần, do đó lượng người uống rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông tăng cao.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng, uống nhiều rượu bia mới có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. Thế nhưng, thiết bị đo nồng độ cồn từ hơi thở trong phổi, người uống ít vẫn có thể bị xử phạt.
Với người điều khiển ôtô
Nếu nồng độ cồn từ 50 đến 80 miligam/100 mililít máu (hoặc quá 0,25 - 0,4 miligam/lít khí thở), người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt 7 - 8 triệu đồng, treo bằng lái 3 - 5 tháng.
Đặc biệt, nếu người lái xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu (hoặc cao hơn 0,4 miligam/lít khí thở) sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng, tước bằng lái 4 - 6 tháng.
Với người điều khiển xe máy:
- Người lái xe máy sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến 2 triệu đồng, nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu (hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở), hình phạt bổ sung là tước bằng lái từ một đến 3 tháng.
- Phạt tiền từ 3 triệu đến 4 triệu đồng đối với người đi xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu (hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở), đồng thời bị thu bằng lái xe từ 3 đến 5 tháng.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Một đơn vị này tương đương một ly rượu mạnh (40 độ, 30 ml); một ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); một vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml) Như vậy, mỗi người chỉ được uống từ một đến một lon rưỡi bia trước khi tham gia giao thông để tránh bị phạt. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người. |
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận